Tuesday, December 17, 2019

Tu tập là ngay ở nơi đó

Tu tập là ngay ở nơi đó

Trong giây phút này, mỗi kinh nghiệm của chúng ta đều có hai phương diện. Thứ nhất là nội dung của kinh nghiệm ấy, điều mà ta nhận biết và ý thức được; và thứ hai là tác ý (intention) của mình, cái phản ứng cảm xúc của ta đối với nó. Với cái nhìn của thiền quán thì cái thứ nhất hoàn toàn không đáng kể, trong khi điều thứ hai lại quan trọng vô cùng.

Sunday, December 1, 2019

Hạnh Phúc ở nơi mình đang ngồi

Hạnh Phúc ở nơi mình đang ngồi
Tôi đến mua một ly cà phê nóng và đi xuống dãy kệ sách về tâm lý học, self-help, và tôn giáo trong tiệm sách. Bạn có biết những quyển sách bán chạy ngày nay có tựa liên quan đến đề tài nào nhiều nhất không? Hạnh phúc! Tôi thấy có rất nhiều quyển sách trên kệ với tựa đề về "happiness"! Chúng ta đang sống giữa một xã hội có đầy đủ nhu cầu vật chất, nhưng người ta vẫn cảm thấy trống vắng, thiếu thốn và đi tìm kiếm hạnh phúc. Tôi thấy những quyển sách viết về hạnh phúc thường nhắc đến việc sống trong giây phút hiện tại. Điều này có thể khiến ta nghĩ rằng khi có mặt trong hiện tại thì ta sẽ có hạnh phúc.

Monday, November 25, 2019

biết ơn giây phút này

Biết ơn giây phút này

Trong đạo Phật tình thương là một năng lượng lớn, có thể ôm ấp và chuyển hóa được khổ đau.  Sự giác ngộ không làm cho đức Phật trở nên dững dưng bất động, không còn cảm xúc nữa, mà ngược lại, nó khiến tấm lòng của ngài trở nên rộng lớn hơn. Đạo Phật gọi đó là tâm từ, metta.
    Và tâm từ ấy cũng thường được biểu hiện bằng một thái độ biết ơn.
    Trong kinh có ghi lại rằng, sau khi thành đạo dưới cội bồ đề, đức Phật đã đứng yên một khoảng xa để chiêm bái cây bồ đề trong suốt một tuần. Phật bày tỏ lòng tri ân sâu xa của mình đối với cây bồ đề đã che chở nắng mưa cho ngài trong suốt thời gian tầm đạo.  Có lẽ bài pháp đầu tiên đức Phật dạy cho cuộc đời, là một bài học về lòng biết ơn. 

Wednesday, November 13, 2019

Buông thả, Quan sát và Để như-là

Bài tập về buông thả và để như-là

1.    Thư giản và Buông xả:

-     Ngồi thư giản và buông xả, để cho tâm rỗng lặng và thoải mái tự nhiên. Không cần phải cố ép hay gò bó thân tâm theo một phương pháp nhất định nào. Tất cả những gì xảy ra đều đang khởi lên trong điều kiện tự nhiên của chúng, và đang là hoàn hảo.
-       Buông xả và có mặt với những gì đang có mặt trong thân tâm. Ta không cần phải tạo dựng lên một đối tượng đặc biệt nào trong tâm để quan sát hay theo dõi. Nếu như ta cố ý chọn lựa một đối tượng nào nhất định, thì đối tượng đó không còn là tự nhiên nữa. Đối tượng của thiền là những gì tự nhiên, đang là, trôi chảy và linh động.
-     Ta buông thư toàn thân một cách thoải mái. Và nếu muốn, ta cũng có thể chú ý đến từng phần một trong cơ thể, theo thứ tự từ đầu xuống chân, cảm nhận trọn vẹn mỗi phần và buông thư chúng.
-       Thư giản buông xả là điều kiện thiết yếu trong thiền tập.
2.    Quan sát

-     Khi thân tâm ta được thư giản, tự động ta sẽ cảm nhận được những gì đang có mặt, mà không cần đến một sự dụng công nào. Lúc đó chỉ còn lại những hoạt động tự nhiên và rõ ràng trong thân tâm. Không cần tìm kiếm hay theo dõi, ta vẫn thấy được hoạt động của hơi thở đang diễn ra, những cảm xúc nào đang có mặt trong thân. 

    Nhờ buông thư hoàn toàn, mà ta thấy biết không cần một nỗ lực hay cố gắng nào hết. Âm thanh khởi lên, không cố gắng ta vẫn nghe. Một sự căng thẳng trong thân, không tìm kiếm, ta vẫn cảm nhận được…
-    Quan sát ở đây có nghĩa là đơn giản lặng lẽ lắng nghe và cảm nhận trọn vẹn những gì đang có mặt trong thân tâm, chứ không phải đi tìm hiểu, phân tích hay theo dõi một đối tượng đặc biệt nào. 

    Tâm an thì thấy tâm an, tâm bất an thì thấy tâm bất an. Ta cảm nhận sự có mặt của chúng trong thân tâm như thế nào?
3.    Để như-là

-    Trong khi quan sát, ta cho phép những gì đang khởi lên trong thân tâm có mặt như nó đang-là. Không can thiệp, không phê phán, không kết luận.
-    Chỉ cần lặng lẽ lắng nghe và cảm nhận trọn vẹn chúng cho dù đó là sự bất an. Trạng thái bất an nếu ta chỉ để yên mà thấy thôi, không can thiệp vào thì nó cũng sẽ tự an. Vì đó là luật đến đi tự nhiên của mọi hiện tượng.
-       Trong khi ngồi những diễn biến của thân tâm thế nào ta chỉ cần kinh nghiệm như vậy. Không cần suy luận, cũng không cần tìm hiểu ý nghĩa, hoặc xác định giá trị của chúng. Khi ta phân tách, suy luận là ta đã đánh mất thực tại như-là của chúng, và chỉ tiếp nhận qua thành kiến của mình.
-       Hãy để cho thực tại thân tâm được như nó đang là, thay vì muốn nó được tốt đẹp hơn, hoàn hảo hơn, theo sự mong muốn của mình.
--- oOo ---
Ba yếu tố trên – thư giản, quan sát, và để như-là - chúng cùng có mặt chung với nhau. Nếu ta thư giản, buông xả thì tự nhiên ta sẽ thấy ra và quan sát được những gì đang có mặt rất rõ ràng, mà không cần phải có một sự cố gắng hay ép buộc nào. Và khi ta để cho mọi việc có mặt như chúng đang là, cảm nhận nó trọn vẹn, thì ta sẽ tự động buông xả nghỉ ngơi một cách rất tự nhiên.



Trích trong “Đừng lỗi hẹn với thực tại”
Nguyễn Duy Nhiên

free hit counter

Monday, November 4, 2019

Giới thiệu sách “Đừng lỗi hẹn với thực tại”

Giới thiệu sách “Đừng lỗi hẹn với thực tại”




Tác Gi: Nguyn Duy Nhiên
S trang: 184
Phát Hành: Nhà Sách Phương Nam

Trong quyển “Đừng lỗi hẹn với thực tại” tác giả chia sẻ, “Chúng ta trở về với hiện tại không phải để đi tìm hạnh phúc, mà là để tiếp xúc lại với những gì đang có mặt. Vì hễ ta còn tìm kiếm và mong cầu thì ta sẽ không bao giờ gặp. Chúng ta lỡ hẹn với giây phút hiện tại này không phải vì mình chần chờ, do dự, mà phần lớn cũng tại vì ta cố gắng và mong cầu quá đi thôi.”

Monday, October 28, 2019

Ánh trăng trong trang kinh xưa

Ánh trăng trong trang kinh xưa

Có lần trong một đêm trăng sáng chúng tôi đi với nhau trên một con đường làng ở miền quê, hai bên là cánh đồng cỏ mênh mông ngập ánh trăng, bập bềnh gió. Tôi ngửi được mùi nước, mùi cỏ dại của không gian miền quê, ngây ngây trong không khí. Tôi nghe tiếng lá xôn xao trong những bóng cây bên đường dưới ánh trăng. Tôi cảm thấy được cái bao la của không gian, trong tiếng gió lồng lộng cuối chân trời.

Monday, October 14, 2019

Sai lầm trong sự tu tập

Sai lầm trong sự tu tập


Có vài sự sai lầm đáng tiếc trong vấn đề tu tập mà tôi muốn bạn nên biết. Thường thì khi ta tập thiền, ta có khuynh hướng muốn được toàn thiện, toàn mỹ nên ta tự đặt ra một lý tưởng, một mục đích và bắt mình phải đạt tới.
    Như tôi đã nói nhiều lần, chuyện ấy vô cùng phi lý. Khi chúng ta lý tưởng hóa một việc gì, ta sẽ có một ý niệm về sự thành đạt, và cho dù khi ta đã đạt được lý tưởng và mục tiêu mà mình đặt ra rồi, cái ý niệm về thành đạt ấy sẽ tạo thêm một lý tưởng mới khác. Thế cho nên, ngày nào sự tu tập của ta còn dựa trên ý niệm về thành đạt, hoặc ta thực hành theo một đường lối lý tưởng nào đó, ta sẽ không bao giờ có thể thật sự đạt đến mục tiêu mình muốn.

Thursday, October 10, 2019

Đã học ở lớp mẫu giáo

Bài học từ lớp mẫu giáo

Nhiều năm trước, bà Sylvia Boorstein có viết một quyển sách giới thiệu về giáo lý đạo Phật và phương pháp thiền tập đến với người Tây phương. Quyển sách này đã trở thành một trong những quyển sách bán rất chạy có tựa đề là: “Con đường hạnh phúc theo đạo Phật, đơn giản hơn ta nghĩ.” It’s Easier Than You Think: The Buddhist Way to Happiness.
    Mà thật vậy, tôi nghĩ con đường tu học và hạnh phúc nó đơn giản và dễ hơn là ta vẫn tưởng. Nhưng vì thói quen tìm kiếm sự phức tạp và mong cầu của mình, khiến chúng ta không thấy được những tuệ giác hiển nhiên đang có mặt ngay trước mắt.

Tuesday, September 17, 2019

buông bỏ để bước tới

buông bỏ để bước tới

Hakuin là một thiền sư Nhật vào cuối thế kỷ 17 (1685–1768), ông cũng là người có công khôi phục lại dòng thiền Lâm tế tại Nhật. Thiền sư Hakuin là một nhà tu, mà cũng vừa là một nhà thơ và lại là một họa sĩ rất tài. Những bức thư pháp và tranh vẽ của Hakuin, còn được gọi là nét cọ giác ngộ, với những đường nét đơn sơ và rất mới lạ. Chúng đã mang lại nhiều cảm hứng và cũng là một hình thức hướng dẫn tu học của ông cho biết bao thế hệ thiền sinh.

Tuesday, September 10, 2019

Bắt đầu từ nơi đâu

Bắt đầu từ nơi đâu


Gần đây, một tạp chí Phật Học có đăng thư một độc giả hỏi vị giáo thọ phụ trách, "Tôi vừa mới được quy y và bắt đầu học Phật, tôi thấy con đường này mênh mông quá. Tôi có một khó khăn là không biết mình nên bắt đầu từ nơi đâu đây? Những giáo lý về sanh diệt, tác ý, nghiệp quả, duyên sinh... cái nào cũng rất là quan trọng và cần thiết. Và tôi cũng được hướng dẫn ngồi thiền. Nhưng ngoài chiếc gối ngồi thiền ra, ta phải bắt đầu ở nơi đâu đây?"

Thursday, September 5, 2019

Dù đang ở nơi nào

Dù đang ở nơi nào

Ông Henry David Thoreau là một nhà thiên nhiên học và cũng là một nhà văn nổi tiếng của thế kỷ 19. Có lần ông đã bỏ ra hơn hai năm trời để sống một mình trong một khu rừng vắng tại hồ Walden. Bạn có biết để làm gì không?  Để tìm lại mình.
    Ông chọn một lối sống thanh vắng tĩnh mịch trong suốt hai năm trời ấy để tập sống với những gì đang thật sự có mặt chung quanh ông, những gì đang xảy ra bây giờ và ở đây. Ông có viết hồi ký để chia sẻ lại kinh nghiệm ấy.

Monday, August 19, 2019

Đừng nên giữ lại

Đừng nên giữ lại


Nếu bạn là một nhà văn, nhà thơ, hay một người thích sáng tác, tôi xin tặng bạn lời khuyên sau đây của bà Annie Dillard.  Bà Dillard là một tác giả nổi tiếng, từng được trúng giải thưởng Pulitzer Prize về văn chương.

Tuesday, July 16, 2019

Đâu cần để làm gì

Đâu cần để làm gì

Lâu lắm rồi tôi mới lại ngồi xuống chiếc bàn viết nhỏ của mình. Tôi nhớ chiếc khung cửa sổ chứa bầu trời xanh ngoài kia. Tôi nhớ cái không gian bốn mùa chuyển biến theo năm tháng. Nhớ những ngày mát trời tôi thường mở tung cửa sổ cho nắng và gió vào đây, nằm im thành những vệt sáng trên bàn hoặc thỉnh thoảng lật vội vã vài trang kinh cũ. Bạn biết không, gió của mỗi mùa đều có một mùi hương riêng. Vào mùa hạ gió mang một mùi nồng ngây ngây của lá cỏ hong nắng. Tôi nhớ mùi lá chín mục ẩm ướt ướp trong gió lành lạnh vào mỗi cuối thu. Mùa xuân, gió chở đầy hương hoa. Thời gian trôi ra vào căn phòng viết nhỏ của tôi mang theo cả một không gian mênh mông ngoài kia.

Wednesday, July 10, 2019

Tưởng đến tương lai

Tưởng đến tương lai

Tôi thấy, chúng ta cũng dễ hiểu lầm rằng, sống trong hiện tại có nghĩa là chúng ta không được phép nghĩ về quá khứ hoặc tưởng tới tương lai của mình. Thật ra thì ta có quyền nghĩ về quá khứ và tưởng đến tương lai của mình chứ! Nhưng nó phải dựa trên thực tại này, một sự thật, và đừng để cho mình bị quyến luyến và ràng buộc vào kết quả của chúng. Trong kinh Người Biết Sống Một Mình Phật có giảng về việc này

Wednesday, June 19, 2019

Chỉ có một Pháp

Chỉ có một Pháp

Hỏi:  Lý do gì đã đưa ông đến việc viết quyển sách gần đây "Chỉ Có Một Pháp", (One Dharma) ?
Joseph Goldstein:  Lý do thúc đẩy là vì tôi có một kinh nghiệm tu học với nhiều vị thầy thuộc các trường phái Phật giáo khác nhau, cũng như những dòng phái khác biệt trong các truyền thống như là Nguyên Thuỷ (Theravada), thiền Zen, và Tây tạng. Tôi nhận thấy rằng những giáo pháp và những điều các vị thầy giảng dạy rất khác nhau, và thường khi lại là trái ngược nhau, về những vấn đề như là tự tánh của tâm, tự tánh của ý thức và giải thoát. Vì vậy mà nhiều khi tôi không biết là mình phải hành xử như thế nào, khi những vị thầy mà tôi kính trọng nhất lại nói trái nghịch nhau về những vấn đề mà tôi cho là chủ yếu nhất.

Monday, June 17, 2019

Tìm người ở ẩn, không gặp

Tìm người ở ẩn, không gặp


Tầm ẩn giả bất ngộ
Tùng hạ vấn đồng tử
Ngôn sư thái dược khứ.
Chỉ tại thử sơn trung,
Vân thâm bất kiến xứ.
Giả Đảo

Dưới thông hỏi chú tiểu đồng,
Thưa: “Thầy hái thuốc nên không có nhà.
Thầy đi quanh núi không xa,
Mây mù che khuất biết là nơi đâu.”
Chi Điền dịch

Bên cội tùng, chú bảo
"Thầy vừa đi hái thuốc
Chỉ tại núi này thôi
Mây mù không thấy được"
Nhất Hạnh dịch


Wednesday, June 12, 2019

Xin lắng nghe tôi

Xin lắng nghe tôi

Biết lắng nghe là một phương pháp tu học có năng lượng chuyển hóa nhiệm mầu. Thật ra, khi ta ngồi lắng nghe một người bạn chia sẻ một khó khăn hay muộn phiền nào đó, ta cũng chỉ làm phương tiện để giúp người bạn ấy quay nhìn lại chính họ mà thôi.  Điều mà ta có thể đóng góp cho người bạn là sự thinh lặng và tấm lòng rộng mở, không phê phán của chính mình.
    Xin chia sẻ với bạn bài thơ dưới đây, When I ask you to listen, không biết tên tác giả. Tôi nghĩ, bài thơ không phải chỉ muốn nói với người đang lắng nghe, mà cũng muốn nhắn nhủ với người đang cần được lắng nghe. Vì thật ra, chúng ta không cần tìm một câu trả lời nào, chúng ta chỉ cần một sự tĩnh lặng để có thể lắng nghe nhau trọn vẹn hơn mà thôi.

Saturday, June 8, 2019

Mắt ngắm trăng được nghỉ


Mùa này vào cuối thu, trời lạnh, và dường như lá rơi nhiều nhất là vào tháng này, khi trời có nhiều mưa. Vào những chiều lộng gió, ngàn chiếc lá bay theo những hạt mưa rơi tất tả mù trời. Có hôm ngồi trong phòng đọc sách, loáng thoáng bóng lá bay đầy bên ngoài cửa sổ mà tôi giật mình ngỡ tuyết đang rơi. Trời thu bên này rất đẹp! Đi trên con đường ngập gió với một không gian đầy màu sắc bay, dễ khiến ta liên tưởng đến cuộc sống của mình giữa những biến đổi của cuộc đời.

Wednesday, June 5, 2019

Đi tìm một trái ớt ngọt

Đi tìm một trái ớt ngọt

Một trong những câu truyện mà tôi thích nhất là câu truyện của ông Nasrudin, một tu sĩ Sufi. Một hôm, người ta thấy ông Nasrudin ra ngồi ở giữa chợ, nước mắt và nước mũi chảy ròng ròng, và trước mặt ông là một giỏ ớt thật to. Ông cứ đều đặn đưa tay vào giỏ lựa một trái ớt bỏ vào miệng nhai, rồi ông lại khóc than kêu lên thật to mà không kềm chế được.
    Những người đi ngang qua thấy vậy ghé lại hỏi, "Nasrudin, ông làm gì thế, ông có điên không vậy?"  Nước mắt mũi vẫn tuông chảy, ông nói giọng thều thào, "Tôi cứ muốn ăn những trái ớt này, vì hy vọng rồi sẽ tìm được một trái ớt ngọt."

Saturday, May 18, 2019

Chiếc thuyền không

Chiếc thuyền không
Một người đi thuyền qua sông.  Một chiếc thuyền không người lái từ đâu trôi đến, đụng vào mạn thuyền của ông.  Cho dù ông có là người nóng tính đến đâu, ông cũng sẽ không giận.  
Nhưng nếu ông thấy bên kia thuyền có người, ông sẽ hét lên, bảo người kia bẻ lái.  Nếu không nghe, ông lại tiếp tục la hét, chưởi mắng, nóng giận.  Tất cả chỉ khác nhau ở chỗ thuyền bên kia có người.  Nếu chiếc thuyền là một chiếc thuyền không, thì chắc chắn sẽ không có sự nóng giận, la mắng. 
Nếu biết đem cái lòng trống không mà đối xử với đời, thì ai mà ngăn trở mình, ai mà lại muốn làm hại mình.
Trang Tử
free hit counter

Tuesday, May 14, 2019

Giữa những vội vã

Giữa những vội vã

Trời đã bắt đầu vào Thu, có lẽ từ tuần trước. Buổi sáng bình minh đến muộn hơn. Bầu trời buổi sáng nhiều mây, và có những cơn mưa nhẹ giăng ngang qua. Mùa thu về khi lối nhỏ mình đi bắt đầu phủ lá, khi những khu rừng hai bên đường bắt đầu ướm màu sắc vàng đỏ tím, khi mỗi sáng đi làm mình phải mang thêm một chiếc áo khoác.

Tuesday, May 7, 2019

Bạn có đổi ý về sự tu tập?

Bạn có đổi ý về sự tu tập?

Một tờ báo Phật học Hoa kỳ có nêu câu hỏi này đến với một số vị thầy dạy thiền, cũng như những hành giả có kinh nghiệm tu học về đạo Phật: Có điều nào trong đạo Phật mà ngày nay bạn đã thay đổi ý nghĩ của mình về nó không, và tại sao? What in Buddhism have you changed your mind about, and why?  Xin chia sẻ một số những câu trả lời của các vị ấy.
--- oOo ---
Ông Jack Kornfield là một vị giáo thọ và cũng là sáng lập viên của trung tâm thiền tập Spirit Rock Meditation Center.
Tôi thì cũng đã từng đổi ý về hằng trăm việc.  Mà một ví dụ cụ thể là vấn đề nỗ lực, cố gắng trong thiền tập.  Tôi thường nghĩ là muốn đạt đến giải thoát, chúng ta cần phải luyện tập như một chiến sĩ.  Nhưng bây giờ thì tôi hiểu rằng, chúng ta cần phải thực tập như một người mẹ hiền đối với một đứa con sơ sinh của mình.  Cũng cùng có một năng lượng ấy nhưng hai phẩm chất hoàn toàn khác nhau.  Ta cần một tình thương và sự có mặt hơn là phải cố gắng đánh gục kẻ thù trên một chiến trận.

Saturday, May 4, 2019

Trọn vẹn nơi này

Vì thật ra những gì đang có mặt, mưa hay nắng, thành công hay thất bại, an vui hay khổ đau… chúng đều cần thiết cho một hành trình chuyển hóa của ta. Nếu như ta thấy rõ được sư thực ấy, và hiểu rằng tất cả đều là những giai đoạn khác nhau cho sự có mặt của một tuệ giác, thay vì cứ mong muốn tìm cầu một cái gì khác…
    Tại nhà thờ Chartres Cathedral ở Pháp, được xây vào khoảng thế kỷ 12, có một kiến trúc gọi là labyrinth. Labyrinth là một kiến trúc cổ trong huyền thoại Hy Lạp, nó gồm có một con đường vòng vo như một mê đồ. Nhưng trong labyrinth thì chúng ta chỉ đi trên một con đường duy nhất, tuy lối đi vòng vo và quanh co, nhưng cuối cùng con đường ấy sẽ dẫn ta vào đến trung tâm của kiến trúc.
    Khi đi, có nhiều lúc ta tưởng như mình sắp sửa vào đến trung tâm, thì con đường ấy lại dẫn ta đi ra tận ngoài bìa, như là mình đã lạc lối. Rồi có khi đang ở bên ngoài, qua một khúc quanh, nó lại dẫn ta vào ngay bên trong. Và cuối cùng thì ta cũng bước vào được ở nơi trung tâm. Con đường ấy tượng trưng cho một hành trình tâm linh, mà bất cứ nơi nào ta đang có mặt cũng là một giai đoạn hoàn hảo và cần thiết. Nó nhắc nhở ta hãy có mặt trọn vẹn và tiếp nhận những gì xảy ra với một tâm rộng mở.
Trích trong “Ngm Nhìn Tĩnh Ti”
Nguyn Duy Nhiên

free hit counter

Saturday, April 20, 2019

Cá Vui

Cá Vui
Trang tử cùng Huệ Tử đứng chơi trên cầu sông Hào. Trang tử nói: "Đàn cá xanh bơi lội thung dung. Cá vui đó."
Huệ Tử nói: "Ông không phải là cá, sao biết cá vui?"
Trang Tử nói: "Ông không phải là tôi, sao biết tôi không biết?"
Huệ Tử nói: "Tôi không phải là ông, nên không thể biết được ông, còn ông không phải là cá, ông cũng hẳn không sao biết được cái vui của cá!"
Trang Tử nói: "Xin hãy xét lại câu hỏi đầu. Ông đã hỏi tôi là làm sao biết được cá vui? Đã biết là tôi biết, ông mới có hỏi "làm sao mà biết"... Thì đây, làm thế này: Tôi đứng trên cầu sông Hào mà biết được."
Trang Tử
free hit counter

Tuesday, April 16, 2019

Khi xúc chạm việc đời

Khi xúc chạm việc đời


Trong bài kinh Hạnh Phúc có bài kệ nói về một trong những phúc lành cao thượng nhất là,
Khi xúc chạm việc đời
Tâm không động, không sầu,
Tự tại và vô nhiễm,
Là phúc lành cao thượng.
   Việc đời thì bao giờ cũng sẽ có những biến đổi, đến đi, còn mất, không bao giờ ngừng nghỉ, mà chúng chắc chắn sẽ mang lại cho ta nhiều xao động. Có thể nào chúng ta lại tiếp xúc với một cuộc sống đầy những đổi thay và bất toàn này, mà tâm mình vẫn “không động, không sầu” được không bạn hả?