Monday, September 19, 2022

Không thể nào thực hành sai

 Không thể nào thực hành sai


Thiền sư Đạo Nguyên nói rằng, Ngồi Thiền (zazen) không phải là một kỹ thuật, mà là một cánh cửa Pháp (pháp môn) bước vào một sự an nghỉ và thoải mái. Vậy mà chúng ta vẫn thường lạc ra khỏi lời khuyên ấy, nhất là những khi ta ngồi thiền một mình.

    Một phương pháp, kỷ thuật, thì ta có thể thực hành đúng hay sai, tốt hoặc xấu. Nhưng sự thực tập chân chánh, thì được đặt trên một nền tảng vượt ra ngoài những sự phân biệt, đối lập này. Vì vậy sự thực tập của ta phải được thể hiện làm sao cho khỏi bị kẹt vào những nhị nguyên ấy, của đúng và sai, thành công và thất bại.

    Tôi thấy một cách rất hay để duy trì được thái độ này, là xem việc ngồi thiền như soi gương vậy.

    Khi bạn ngồi xuống trên toạ cụ, trạng thái thân và tâm của bạn như thế nào, chúng sẽ tự nhiên hiển lộ ra cho bạn thấy. Cũng như khuôn mặt của bạn vậy, tự nhiên và tức thì, hiện ra trong gương. Tấm gương làm hết công việc ấy cho bạn. Bạn không thể nào làm điều ấy đúng hay sai được.

Wednesday, September 7, 2022

Không có Nhị đế.

 Không có Nhị đế.



Gió thổi lay phướn, có hai ông tăng tranh luận.

Một ông tăng nói: “Phướn động.”

Ông kia nói:  “Gió động.”

Cãi qua cãi lại không ra. Lục tổ Huệ Năng nói: “Chẳng phải gió động, chẳng phải phướn động. Tâm các ông động đấy thôi."

(Vô Môn Quan, Tắc 29) 

Những gì hai vị tăng nói là thuộc về tục đế. Lục tổ Huệ Năng nói về chân đế. Nhưng tôi nghĩ, Lục tổ cũng sai ở chỗ này.

Chân đế, sự thật tuyệt đối.

Hãy tưởng tượng bạn đang nhìn một cái cây vào một ngày trời đầy gió. Bạn cảm nhận những làn gió mát trên mặt. Bạn thấy những chiếc lá lay động và lấp lánh khi chúng xoay vặn theo cơn gió. Bạn thấy những cành cây đung đưa lên xuống. Bạn nghe tiếng lá xào xạc và âm thanh cót két của thân cây. Và tâm bạn trong sáng, mở rộng đến mức mình không thấy có sự chuyển động nào, cả trong lẫn ngoài, hay bất cứ nơi đâu. Không có gì chuyển động.

Sunday, September 4, 2022

Bài nói chuyện: Chấp Nhận



 Nghe trên Youtube

Nghe trên Spotify

Bài chia sẻ của Minh Tánh Nguyễn Duy Nhiên trong khoá tu học mùa Thu 2003.

Chấp nhận phải được bắt đầu từ chính nơi mình, cần 2 yếu tố: thấy rõ và biết thương.

Chấp nhận không có nghĩa là một thái độ buông suôi hay không làm gì hết. Mà đó là một thái độ của vô ngã, bước đầu của sự chuyển hóa khổ đau. Với thái độ chấp nhận, ta có một tình thương đối với mình trọn vẹn và không phân biệt. Ta cho phép mình được hạnh phúc với những biến đổi, mất mát trong cuộc sống.


free hit counter
free hit counter

Thursday, September 1, 2022

làm cánh đồng thức dậy.

làm cánh đồng thức dậy.

Trong tạng kinh bằng tiếng Phạn, có một bài kinh tựa là KarmashatakaBách Nghiệp kinh, kể một câu truyện như sau.
    Một lần trong lúc đi khất thực, đức Phật có gặp một đứa bé Bà la môn. Cậu bé thấy có một gia chủ cúng dường, đặt một chiếc bánh ngọt laddu vào trong bình bát của Phật. Cậu ta rất thèm miếng bánh này và nhất định muốn xin lấy của Phật. Cậu hét to lên “Này ông Gautama! Đưa cho tôi miếng bánh đó!”