Thursday, June 8, 2023

Hãy chậm rãi lại

Hãy chậm rãi lại


Trời nơi đây đang vào thu. Một buổi sáng nào ra vườn, chúng ta pha một tách trà thơm uống cùng lá và mây.

    Người ta thường hay nói mùa thu là mùa của sự tàn phai, nhưng tôi đâu có thấy vậy đâu! Mùa thu là mùa của màu sắc và mùa của sự sống. 

    Tôi ở vùng này đã hơn bốn mươi năm, vậy mà mỗi lần trời vào thu là tôi vẫn thấy mình như nín thở. Tôi muốn mùa thu đến và đi ngang qua đây thật chậm, để cho mỗi chiếc lá trên cành được đổi màu từng tờ một. Tôi biết đời sống bận rộn, nhưng đừng bao giờ để cho những hạnh phúc, niềm vui có mặt cạnh bên mà mình lại không hề biết đến, bạn nhé!

    Mùa này người ta thường rủ nhau lên núi xem lá đổi màu. Mà thật ra tôi thấy rừng lá trên ấy cũng đâu có đẹp gì hơn cây lá ở dưới này đâu! Trên con đường tôi đi mỗi ngày, hai bên đường là một rừng lá chín cây. Những ngày có gió lớn, màu sắc bay mù không trung, rơi lào rào trên kiếng xe tôi. Thú thật là tôi vẫn thích mùa thu dưới này hơn, mình không cần vội vã, mình không cần chen đua, mình không cần phải đi đâu hết. Thong thả hạnh phúc.

    Bên ngoài cửa sổ phòng đọc sách của tôi cũng có đầy đủ hết cả một trời thu. Những ngày có nắng, tôi khoác thêm một chiếc áo ra vườn ngồi uống trà, đọc sách, viết lách. Những chiếc lá chín cây bay bồng cao trong không gian, rơi xuống quanh tôi, bên tách trà nóng, trên một tờ giấy trắng vẫn chưa có một chữ nào. 

    Chiều nay ngồi xuống bàn viết, tôi bắt gặp lại chiếc lá phong màu đỏ của ngày hôm qua. Nó nhỏ, có thể nằm gọn trong lòng bàn tay tôi. Đặt chiếc lá phong lên kệ sách, tôi muốn mang mùa thu ngoài kia vào đây trong căn phòng nhỏ. Một chiếc lá bình thường nhưng biểu hiện một tiến trình của sự sống, của một mùa thu đang về tràn ngập màu sắc.

    Ở nơi này tôi thấy ngày tháng qua thật mau, có lẽ vì lối sống nơi đây vội vã quá. Người ta vội vã để có thể có thêm thời giờ. Nhưng không biết họ sẽ làm gì với số thời giờ có dư được ấy, sẽ đem đầu tư vào sự an lạc hay là khổ đau của họ!

    Tôi thấy dường như có một sự liên hệ giữa việc sống chậm lại và một đời sống giản dị hơn. Một đời sống giản dị sẽ giúp ta ít bị lệ thuộc hơn, tự do hơn và có thể tiếp xúc với cái hay, cái đẹp của sự sống hơn. Thế giới văn minh này đem lại cho ta thật nhiều phương tiện có thể giúp ta sống thoải mái, nhưng không chắc chúng sẽ mang lại được thêm hạnh phúc cho ta!

    Có một thiền sinh sống ở Hoa kỳ lâu năm, một lần ông ta quyết định sang Thái lan để tham dự một khóa thiền Vipassana kéo dài một tháng. Những ngày đầu, tâm ông rất là bất an và khó chịu. Thức ăn, chỗ ngủ, thời tiết, mưa nắng, tiếng động... bất cứ việc gì cũng có thể làm ông bực mình được hết.

    Sau cùng chịu không nổi, ông xin vào gặp vị thiền sư để xin tham vấn. Ông kể lể hết những sự khó khăn, bực dọc của mình, và xin phép được ra khỏi khóa tu. Vị thiền sư lắng nghe hồi lâu, rồi chỉ nhìn ông nói, "Hãy chậm rãi lại." Câu ấy đã chuyển đổi được ông. Ông quyết định ở lại. Ông kể lại trong suốt khóa tu, mỗi khi gặp khó khăn, nhớ lại lời dặn dò của vị thiền sư đã giúp ông rất nhiều.

    Trên kệ sách cạnh bàn viết của tôi bây giờ có một chiếc lá phong của mùa thu, mai mốt đây nó sẽ nhường chỗ cho một vật khác. Những vật tầm thường ấy có thể nhắc nhở ta rất nhiều về việc thực tập sống trong hiện tại, nó có thể là một viên sỏi, một chiếc lá, một mái ngói, một cốc nước mưa... Đôi khi dừng lại và quán sát những vật tầm thường ấy sẽ đem lại cho ta một cái nhìn mới về sự sống. Chúng là những cánh cửa sổ nhỏ bé mà nếu biết nhìn với tâm rộng mở, nó sẽ mở ra cho ta thấy cả một thế giới nhiệm mầu của Hoa Nghiêm.

— Minh Tánh Nguyễn Duy Nhiên


Monday, June 5, 2023

chỉ là tiếng nước xao

 chỉ là tiếng nước xao


Trong nhà thiền có một bài thơ hài cú của Basho mà dường như ai cũng biết:

Ao cũ

Một con ếch nhảy vào

Tiếng nước xao

    Tôi nghĩ, bài thơ ấy cũng diễn tả được một thái độ tỉnh thức của ta trong thiền tập. Nó chỉ cho ta cách quay nhìn lại chính mình.

    Ao cũ là một biểu tượng cho thân tâm của ta. Nó bao giờ cũng có mặt ở đó. Ta hãy trở về quan sát thân tâm mình với một cái thấy chân thật tự nhiên, một thái độ tiếp nhận, không phán xét.

    Chiếc ao ấy có yên tĩnh hay ồn ào, lộng gió hay lặng yên, đẹp hay xấu, thì vẫn là vậy: một ao xưa cũ.

    Một con ếch nhảy vào. Có một việc gì đó xảy ra trong thân tâm. Một lo nghĩ, một cảm xúc khởi lên. Ta nhớ lại những ký ức đã qua, và những phiền não bắt đầu nảy sinh. Ta suy nghĩ về ngày mai, với những lo lắng và trăn trở.

    Tiếng nước xao! Thân tâm ta xao động! Khi thân tâm bất ổn, ta thường dễ bị cuốn theo cảm xúc và phản ứng theo chúng - thất vọng, sợ hãi, sân hận - và cơ thể trở nên căng thẳng và mệt mỏi.

       Ta hãy quan sát và lắng nghe. Cho phép những gì xảy ra được xảy ra tự nhiên. Không can thiệp. Mặt nước xao động thì nó xao động, yên xuống chỗ này rồi xao động chỗ kia. Cảm xúc dễ chịu, khó chịu, thay phiên nhau đến và đi, đôi khi chúng hoà quyện với nhau.

       Ngồi yên và lắng nghe chính mình, và ta sẽ chợt khám phá ra rằng, tất cả không là gì hết, chỉ là tiếng nước vang! Chiếc ao cũ vẫn muôn đời tĩnh lặng.

— Minh Tánh Nguyn Duy Nhiên


Friday, June 2, 2023

ấm một bình minh

 ấm một bình minh


Trong một cuộc sống mà phần lớn những hạnh phúc của ta vẫn còn nương tựa và dao động, tôi thấy chút an ổn khi được đi thiền hành trên con đường nhỏ nhiều lá, hay những buổi sáng ban mai ngồi yên trên thiền đường, khi vạn vật ngoài kia còn lờ mờ tối. Bao quanh chúng tôi là một không gian rộng lớn. 

Sunday, May 28, 2023

Lặng im như hoa cúc

lặng im như hoa cúc

Thầy Ajahn Brahm có lần chia sẻ khi ông mới đến ở tu viện Wat Pah Pong của ngài Ajahn Chah, ông thường được nghe Ngài Ajahn Chah kể một câu truyện về làm thế nào để hái một trái xoài.
    Tu viện Wat Pah Pong là một vườn xoài. Và theo người ta kể thì những cây xoài ở đây được lấy hạt giống từ chính cây xoài được trồng bởi đức Phật. Vườn xoài lúc nào cũng đầy trái thơm chín chỉ chờ người hái. 

Monday, May 22, 2023

muộn phiền không phủi cũng rơi

muộn phiền không phủi cũng rơi


Thiền sư Lâm Tế viết, "Chúng ta không thể nào giải quyết được những vấn đề của quá khứ, trừ khi qua sự liên hệ với hoàn cảnh hiện tại. Lúc cần thay đồ thì ta mặc áo vào, đến khi cần lên đường thì ta bước ra đi. Có vậy thôi!"

    Ta chỉ có thể giải quyết được những vấn đề của quá khứ, hoặc chăm sóc cho các dự án ở tương lai, qua sự ứng xử của mình ngay trong giờ phút này. Và thật ra ta cũng không cần làm một việc gì phi thường, chỉ cần lắng nghe và quan sát những gì đang có mặt trong thân tâm ta khi tiếp xúc với chung quanh.

Thursday, May 18, 2023

Vội vã để đi về đâu?

Vội vã để đi về đâu?


Tôi có đọc câu truyện của anh Joel Sartore kể lại bài học kinh nghiệm của đời mình.  Joel là một nhà nhiếp ảnh rất thành công và làm việc cho một tờ báo rất nổi tiếng là tờ National Geographics.

    Cuộc đời của anh là một chuỗi dài những bận rộn, tiếp nối từ hết một công việc này sang công tác nọ. Công việc đã mang anh từ những bờ cát trắng xóa bọt biển vùng Gulf Coasts, đến miền tuyết lạnh Alaska, cho đến những chốn hoang vu của vùng đất mới…

Sunday, May 14, 2023

Đã vỡ rồi nhưng vẫn là kỳ diệu

 Đã vỡ rồi nhưng vẫn là kỳ diệu


Có lần, một nhóm thiền sinh Tây phương đến hỏi ngài Achan Chah về giáo lý của Phật. Achan Chah chỉ vào một cái ly đặt trên bàn cạnh bên, và nói,

    “Quý vị có thấy cái ly này không? Tôi rất quý cái ly này, nó giữ được nước ấm rất tốt. Khi mặt trời chiếu qua, nó phản chiếu ánh sáng màu sắc rất đẹp. Khi tôi gõ vào, nó vang lên một âm thanh rất trong trẻo. Tuy nhiên, đối với tôi thì chiếc ly này đã vỡ rồi!

Sunday, May 7, 2023

Bấy nhiêu thôi cũng đủ rồi

 Bấy nhiêu thôi cũng đủ rồi


Ta chỉ có thể tiếp xúc được với những gì siêu việt, phi thường qua những sự việc tầm thường. Ta không thể nhìn thấy không khí, nhưng ta biết nó có mặt khi cảm nhận một làn gió mát. 

    Giữa những bận rộn bình thường, hiện hữu này vẫn nhiệm mầu hơn ta nghĩ tưởng.

Thursday, May 4, 2023

Hiện hữu

 Hin hu

Đâu phải,

    vì người ta nhắm mắt

mà sáng nay

    mặt trời không còn tỏa nắng.

Đâu phải,

    vì người ta không nghe

mà con chim nhỏ

    thôi hót ca ngoài khe cửa.

Đâu phải,

    vì người ta sợ hãi và nuối tiếc

mà con tim này

    không còn biết thương yêu.

Vì sao,

    đóa hoa nhỏ trong rừng vẫn nở,

    dẫu không ai nhìn ngắm hay mong chờ?

Ý từ bài thơ Authority of Being của Mark Nepo.

— Minh Tánh Nguyn Duy Nhiên




 




Friday, April 28, 2023

về thắp hương thư phòng

 về thắp hương thư phòng


Không biết trời núi bên ấy dạo này ra sao? Buổi sáng mây trời chắc cũng vẫn còn về che phủ rừng thông cao. Trời bên này đã thật sự vào thu rồi! Buổi chiều, con đường về nhà hai bên rừng có ngàn lá đổi sang màu trái cây chín, đẹp kỳ diệu. Vào ngày mưa có những chiếc lá ướt vàng, tím, đỏ, phủ ngập lối đi. Trời vào thu lạnh lắm, nhưng không biết có đã lạnh sâu thắm bằng bên ấy chưa!

Wednesday, April 26, 2023

Talk With Slides - Quán Thọ và Quán Tâm

Tâm gồm có cảm thọ (feelings) và các tâm hành (mental formations.) Cảm thọ là yếu tố đầu tiên có mặt khi thân ta tiếp xúc với thế giới chung quanh. Nó làm khởi lên một tiến trình tạo tác, với những tâm hành khác nhau. Thấy ra được tiến trình này, có thể giúp ta chuyển hóa được những phiền não trong cuộc sống.

Một phương cách để nhận diện những cảm thọ và tâm hành trong ta là quan sát và để cho chúng được như-là. Observe/Receive and Allow.


Slides


Bài Nói Chuyện - Phần I


Bài Nói Chuyện - Phần II

Sunday, April 23, 2023

Đừng tự lừa phỉnh mình

Đừng tự lừa phỉnh mình


Chúng ta thường nghe nói rằng chữ tu có nghĩa là sửa. Tu tập có nghĩa là ta sửa đổi để mình có thể được trở nên tốt đẹp hơn, sống an vui và hạnh phúc hơn. Nhưng vấn đề “sửa đổi” ấy cũng không dễ hiểu và đơn giản như chúng ta vẫn tưởng. Vì thế nào là sửa đổi, mà thật ra ta có thể thay đổi được những gì?

    Jules Shuzen Harris là một nhà phân tâm học và cũng là một giáo thọ thuộc truyền thống Thiền Tào Động Nhật bản. Ông Shuzen Harris có chia sẻ với học trò mình một bài nói chuyện với tựa đề là “Đừng tự lừa phỉnh mình.”

Wednesday, April 19, 2023

Talk With Slides - Quán Thân

Đức Phật nhắc nhở, “Tất cả đều có mặt trong thân một trượng này, nguyên nhân, con đường và sự chấm dứt của khổ đau.” Thực tại không phải là những gì xảy ra bên ngoài ta, mà ngay chính trong cái “thân một trượng này.” Thân ta lúc nào cũng có mặt trong bây giờ và ở đây, và nó cũng đang biểu hiện rõ tất cả những quy luật của vũ trụ.

Điều kiện đầu tiên giúp ta tiếp xúc lại với thân mình là qua sự thư giản, relax. 

Bài Nói Chuyện


Slides

Saturday, April 15, 2023

những bức tường

 những bức tường


Bà Sylvia Boorstein kể, có lần bà được mời vào lớp sáu của một đứa cháu ngoại để nói về đạo Phật. Lớp chúng nó cũng mới vừa được học xong về xứ Ấn độ. Sau khi bà Sylvia trình bày, có một em trai đưa tay lên hỏi,

    “Cháu có nghe nói là những người tập thiền giỏi, họ có thể biết trước được tương lai của mình, có phải vậy không?”

    Bà Sylvia đáp, "Có thể, nhưng đó không phải là mục đích của thiền tập!"

Friday, April 14, 2023

Talk With Slides - Ý Niệm và Thực Tại

Chúng ta tiếp xúc với thực tại (reality) bằng ý niệm (concept). Và những ý niệm này thường sai lầm, chúng che mờ đi thực tại của ta. Có 3 chướng ngại làm ngăn ngại, che đậy, không cho ta thấy rõ được thực tại, với những nhân duyên của nó. Giới thiệu những yếu tố có thể giúp ta trở về với một cái thấy trong sáng tự nhiên: buông xả, quan sát và để như là.

Bài Nói Chuyện


Slides

Sunday, April 9, 2023

ngày vừa mới lên

ngày vừa mới lên.


Có một câu chuyện vui như vầy. Trong ngôi làng nọ, mỗi sáng có một vị tu sĩ thức dậy, rời nhà và đi xuống phố để đến đền thờ của mình. Sáng nào ông cũng đều làm việc ấy.
    Một hôm, khi đi ngang trạm canh ông gặp một người lính gác, anh này biết việc làm hằng ngày của vị tu sĩ, nhưng muốn đùa cợt  nên hỏi: “Sáng nay Thầy đi đâu đó?”
    Vị tu sĩ trả lời, “Tôi cũng không biết chắc nữa!”  Anh lính gác hơi bực mình, hỏi lại “Thầy đi đâu, đừng đùa với tôi nhé!” Vị tu sĩ vẫn đáp, “Thú thật, tôi không biết mình sẽ đi đâu sáng nay!” Anh lính nghĩ vị tu sĩ muốn châm chọc mình nên bực tức và bắt nhốt ông lại.
    Vị tu sĩ nhìn anh lính gác nói, “Anh thấy không, tôi có nói dối anh đâu, mỗi sáng thì tôi thường đi xuống đền thờ, nhưng hôm nay tôi đâu có biết là mình sẽ đi vào tù !”

Wednesday, April 5, 2023

Talk With Slides - Như Cánh Chim Trong Gió Lớn

Khi những cơn gió lớn ào đến thật mạnh, những con chim buông thả ra, và cất bổng lên cao. Chúng dương rộng đôi cánh, và bay lượn lên trên cơn gió. Trong cuộc sống ta sẽ phải tiếp tục đối diện với những phiền não. Hãy tiếp nhận bằng sự buông xả, rộng mở, và cảm nhận nó bằng cả con tim của mình. Hãy mở rộng đôi cánh ra và lượn lên cao.

Thật ra, sự buông xả cũng chính là bản chất chân thật của ta, đó là cái bản tính tốt lành và an vui tự nhiên. Nhân duyên làm che mờ sự tốt lành ấy trong ta là do bởi một cái thấy không trong sáng (vô minh) và lòng mong cầu, vướng mắc (tham ái).


Slides

Bài Nói Chuyện

Friday, March 31, 2023

chở che cho cuộc đời

chở che cho cuộc đời


Nằm một mình trong căn chòi trống
Cả ngày không gặp một ai
Bình bát lặng lẽ còn trong giỏ, treo trên tường
Chiếc gậy vẫn tựa cạnh bên, bám bụi trần
Tôi ước mơ, muốn được dạo chơi
đi trong núi, băng qua những cánh đồi
Con tim tôi, trở về làng đùa vui
Nơi ấy, những nụ cười, đám trẻ con đường phố
Vẫn luôn đứng đợi một mình tôi.
Có vẻ như tôi vừa tự khép kín
lánh xa mọi người, và để sống lặng thinh
Nhưng vì sao,
tôi vẫn mãi nhớ nghĩ về chúng?
Ước gì, đôi tay trong chiếc áo tu đen trùm phủ này 
Có thể rộng lớn đủ
Tôi sẽ vui sướng được ôm trọn hết nơi đây
Chở che cho tất cả những ai trong cuộc đời trôi nổi này.
Ryokan
— Minh Tánh Nguyễn Duy Nhiên phỏng dịch
free hit counter

Tuesday, March 28, 2023

Talk With Slides - Tiến trình từ Ái đến Lão Tử. Cây Lá Phiền Não.

 Tiến trình từ Ái đến Lão Tử. Cây Lá Phiền Não.

Từ những nhân duyên căn bản (vô minh → thọ) gốc rễ của phiền não, cây khổ đau bắt đầu có mặt.

Tiến trình Duyên khởi: Ái (Craving) → Thủ (Grasping) → Hữu (Becoming) → Sinh (Birth) →  Suffering (Aging & Death).

Tham ái (Craving) phát sinh do phản ứng của ta với cảm thọ, là năng lượng, thúc đẩy ta nắm giữ (Grasping) và loại bỏ những gì mình thích hoặc không ưa thích. Sự nắm bắt này dẫn đến sự trở thành (Becoming) một cái gì đó. Nó hình thành nên (Birth) một cái “Ta”. Và hể có sinh thì sẽ có diệt (Aging and Death), có khổ đau (Suffering).

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những nhân duyên và tiến trình sinh khởi này của phiền não.

Slides 

Bài Nói Chuyện

Friday, March 24, 2023

Chánh Niệm vẫn chưa đủ

Chánh Niệm vẫn chưa đủ

Có lẽ bạn cũng được nghe nhắc nhở rằng chúng ta lúc nào cũng phải giữ chánh niệm, be mindful, cho dù mình đang bất cứ ở đâu hay đang làm gì: ở nhà, trong sở làm, đang ngồi trên xe buýt, hay trong khi lái xe…
    Và ta có thể hiểu rằng “luôn giữ chánh niệm”, to be mindful all the time, có nghĩa là ta chỉ miên mật chú ý đến những gì mình đang làm trong giây phút này. Thật ra đó cũng chỉ là đặc tính của một người khi họ chăm chú để hết tâm ý vào công việc của mình. Một họa sĩ, một nhà văn, một nhà sáng tác, một vị bác sĩ… đều hoàn toàn chú tâm vào công việc của mình đang làm, nhưng đó có phải là họ đang có chánh niệm?

Wednesday, March 22, 2023

Talk With Slides - Tiến trình từ Vô Minh đến Thọ. Gốc Rễ Phiền Não.

 Tiến trình từ Vô Minh đến Thọ. Gốc Rễ Phiền Não.

Tiến trình Duyên khởi: Vô Minh (Ignorance) → Hành (Karmic Formations) → Thức (Consciousness) → Xúc (Contact) →  Thọ (Feeling).

Những Duyên (conditions) này làm nền tảng cho một cái Tôi ảo và phiền não phát khởi.

Những phiền não bắt đầu từ một cái thấy sai lầm, không trong sáng (Ignorance). Nó tạo nên những tập quán, biểu hiện qua cá tính huân tập (Karmic Formations) và nhận thức (Consciousness) của ta. Khi ta tiếp xúc (Contact) với cuộc sống, những nhận thức sai lầm ấy là tấm màn che phủ thực tại, qua kinh nghiệm của cảm thọ (Feeling).

Đây là những duyên sinh, điều kiện, khiến cho cây khổ đau trổ cành, xanh lá.


Slides 

Bài Nói Chuyện

Friday, March 17, 2023

chuyển hoá những bất an

chuyển hoá những bất an

Trong cuộc sống, lo âu, sợ hãi, bất an là những điều không ai có thể tránh được. Và phần lớn chúng ta lại còn xem đó như là những chướng ngại cho con đường chuyển hoá và an vui của mình.
    Theo ông Bruce Tift, một bác sĩ phân tâm học và cũng từng dạy tại đại học Phật giáo Naropa, thì những chướng ngại đó, thật ra chỉ là những "xáo động" (disturbance) trong cuộc sống mà thôi, chứ không phải thật sự là vấn đề (problem). Và thật ra, những "xáo động" này lại còn là những điều rất cần thiết cho sự tu tập và giải thoát của chúng ta nữa.

Monday, March 13, 2023

Mà quên sương tuyết

Mà quên sương tuyết


Nơi tôi ở bây giờ là mùa đông. Mấy hôm trước trời có một cơn mưa tuyết. Buổi tối bước ra vườn, con đường nhỏ phủ tuyết màu trắng sáng xanh dưới ánh trăng. Chợt nhớ đến câu thơ của Basho:
Quét tuyết sương
Mà quên sương tuyết
Cây chổi trong vườn
    Hình ảnh tuy đơn sơ nhưng người đọc vẫn cảm nhận được sâu sắc một sự tĩnh lặng và một thái độ buông xả, vô cầu. Sống ở cuộc đời, ta hãy làm những gì cần làm mà vẫn giữ được sự tự tại giữa những đến đi, mất còn trong cuộc sống.

Talk With Slides - Buông Xả, Con Đường của Tình Thương. Response.

 Buông xả là con đường của tình thương, là kết quả của tuệ giác, một cái nhìn trong sáng. Con đường này không đưa ta đến một nơi chốn đặc biệt nào đó, mà chỉ là buông xả và bao dung trong mỗi giây phút có mặt. Con đường của tình thương là một con đường của hạnh phúc.

Slides


Bài Nói Chuyện - Phần I


Bài Nói Chuyện - Phần II



Thursday, March 9, 2023

Talk with slides - Từ Tướng (Form) đến Tánh (Formless)

 §  Chúng ta chỉ là những dòng nước xoáy tạm thời trên đường đi ra biển lớn.

§  Giới hạn của Tướng (Forms) và những phương pháp thực tập.

§  Từ Tướng (Form) đến Tánh (Formless).

 

Slides 

Bài Nói Chuyện




Friday, March 3, 2023

Talk with slides - Chia sẻ về cái Thấy trong sáng

Một cái thấy chân thật là bước đầu tiên trên con đường tu học. Có thấy đúng ta mới có thể đi đúng hướng. Cái thấy của ta thường bị che lấp bởi cái tưởng của mình. Một cái thấy trong sáng, như mặt trời lên cao và tỏa sáng, với năng lượng của nó, những đóa hoa sẽ nở ra một cách tự động và tự nhiên.

The problem with view clinging is not that they are untrue, but that they are incomplete. They make one story become the only story.


Bài Nói Chuyện

Slides

free hit counter

Thursday, March 2, 2023

Talk with slides - Trở Về Thực Tại. Bài Kinh Sáu Sáu

Chia sẻ về tiến trình vận hành của pháp (dhamma), qua bài kinh Sáu Sáu. Tìm hiểu xem tiến trình tự nhiên này làm phát khởi lên một ý niệm về cái tôi, cái ngã, như thế nào. Và khi có “cái tôi” xuất hiện, một tiến trình thực và tự nhiên sẽ bị trở thành ảo, và gây nên những tạo tác đưa đến khổ đau.

The self is thus not something that 'exists', a noun that is a person, place, or thing, but is rather a process that occurs, an action better described by a verb.

Bài Nói Chuyện

Slides

free hit counter

Wednesday, March 1, 2023

Không có sự lặp lại

không có sự lặp lại


Bà Maurine Stuart là một giáo thọ thuộc dòng thiền Lâm Tế, và cũng là một nhạc sĩ trình tấu piano, có chia sẻ như sau:

“Chúng ta bao giờ cũng là đang bắt đầu. Lúc nào cũng sẽ là lần đầu tiên của mình. Khi chơi piano, tôi thường đánh nhạc đến dấu hiệu lặp trở lại (repeat sign) trong bài nhạc. Thật ra ta có thể nào lặp lại đoạn nhạc ấy được chăng? Mỗi khi dạy học trò mình chơi piano, và khi đánh đến dấu lặp trở lại ấy, tôi bảo các em rằng, không có sự lặp lại. Chúng ta trở lại đầu của đoạn nhạc ấy, nhưng nó sẽ không bao giờ giống y như trước. Lúc nào cũng sẽ là mới tinh khôi.”

Monday, February 20, 2023

Làm sao có được tâm từ?

 Làm sao có được tâm từ?


Hỏi:  Tôi thực tập theo con đường của Phật cũng được mười lăm năm. Mỗi ngày tôi vẫn đều đọc sách Phật, ngồi thiền và tụng kinh. Nhưng sao tôi vẫn không cảm thấy mình có được tâm từ như lời Phật dạy. Tôi cảm thấy như là mình tu tập chỉ để giải thoát cho chính mình thôi. Tôi đã rất cố gắng để thay đổi, nhưng tôi không biết làm thế nào. Tôi cảm thấy mình không chân thật và có mặc cảm tội lỗi. Bà có lời khuyên gì không?

Narayan Helen Liebenson: Tôi nghĩ có lẽ bạn không nhận thấy rằng tâm từ ấy đã được biểu hiện trong câu hỏi chân thành và trung thực của bạn. Khi bạn quan tâm và đặt ra câu hỏi ấy là thật ra bạn đang có tâm từ với tất cả rồi. Nếu không thì nó chẳng là vấn đề đối với bạn. Bạn sẽ vẫn vui vẻ tiếp tục đi theo con đường của mình, và hài lòng với sự thực tập của mình.

    Bạn hãy ghi nhận lại những giây phút mình tử tế với người khác trong cuộc sống hằng ngày. Có bao giờ bạn dửng dưng với khổ đau của người chung quanh không, xem hạnh phúc của mình trong những giây phút đó là quan trọng hơn tất cả? Tôi nghi ngờ điều đó!

Monday, January 16, 2023

Trở về thực tại. Bài Kinh Sáu Sáu.

 


Hai bài chia sẻ tại Trung Tâm Thiện Đức.

01 - Trở về thực tại. Bài Kinh Sáu Sáu.

Chia sẻ về tiến trình vận hành của pháp (dhamma), qua bài kinh Sáu Sáu. Tìm hiểu xem tiến trình tự nhiên này làm phát khởi lên một ý niệm về cái tôi, cái ngã, như thế nào. Và khi có “cái tôi” xuất hiện, một tiến trình thực và tự nhiên sẽ bị trở thành ảo, và gây nên những tạo tác đưa đến khổ đau.

The self is thus not something that 'exists', a noun that is a person, place, or thing, but is rather a process that occurs, an action better described by a verb.

02 - Hạt giống mặt trời

Một cái thấy chân thật là bước đầu tiên trên con đường tu học. Có thấy đúng ta mới có thể đi đúng hướng. Cái thấy của ta thường bị che lấp bởi cái tưởng của mình. Một cái thấy trong sáng, như mặt trời lên cao và tỏa sáng, với năng lượng của nó, những đóa hoa sẽ nở ra một cách tự động và tự nhiên.

The problem with view clinging is not that they are untrue, but that they are incomplete. They make one story become the only story.


free hit counter

Thursday, January 12, 2023

bắt ánh mặt trời

bắt ánh mặt trời


Mùa thu nơi vùng tôi ở lá đổi màu thật đẹp. Mỗi khi có người ở xa muốn ghé qua chơi, tôi thường dặn họ phải sắp xếp qua đây được vào mùa thu. 
    Trong lúc chờ những người bạn sang, mỗi ngày trên con đường đi làm, nhìn rừng cây hai bên đường với những chiếc lá bắt đầu đổi màu sắc rực rỡ, tôi ước mong rằng chúng sẽ cứ tiếp tục giữ như vậy mãi. Tôi mong sao cho những chiếc lá đừng phai tàn và rơi rụng. Giá như trời đất có thể dừng lại và chờ đến ngày người bạn sang chơi, rồi thì thiên nhiên lại được phép tiếp tục vòng xoay của nó.

Tuesday, January 10, 2023

Wednesday, January 4, 2023

làm bằng những hạnh phúc nhỏ.

 làm bằng những hạnh phúc nhỏ.


Muốn có hạnh phúc, chúng ta phải biết tiếp xúc với sự sống của mình.

    Nhưng chúng ta cũng có thể đặt câu hỏi là sự sống của mình được làm bằng những gì? Nếu nhìn cho sâu sắc, ta sẽ thấy rằng cuộc đời của ta thật ra không phải được làm bằng những sự kiện gì lớn lao, to tát như là sinh nhật, ra trường, lập gia đình, hoặc những thành đạt của mình… mà chúng chỉ được làm bằng những buổi sáng, buổi trưa, buổi tối, những người bạn, người thân của mình, bằng con đường nhỏ mình đi, bằng những giọt mưa, những sợi nắng... Và nếu như ta không tiếp xúc với những sự kiện nhỏ ấy, thì làm sao ta có thể thật sự sống được, có hạnh phúc được!