Monday, December 28, 2020

hãy tử tế với nhau.

 hãy tử tế với nhau.


Tôi nghĩ, có lẽ cuộc đời này đang cần hơn bao giờ hết những người với một tấm lòng. Chúng ta đang có rất nhiều những phương pháp tu học rất hay, nhưng nếu như đó chỉ là một phương tiện chỉ để làm đẹp cho cái tôi của mình, thiếu tình thương và lòng tử tế, thì ta cũng không thể nào tồn tại được.

Monday, December 14, 2020

không đến một nơi nào

không đến một nơi nào

Pico Iyer là một tác giả rất nổi tiếng trên thế giới, ông chuyên viết về du hành (travel writer). Bạn nghĩ nơi nào mà ông thích được đi đến nhất? Ông Iyer nói: không cần phải đi đâu hết.
    Có lẽ trong chúng ta, ai cũng muốn đi đến một nơi nào có nhiều điều hay lạ, hoặc một nơi mà mình có thể được thật sự nghỉ ngơi, giúp ta cảm thấy tươi mới lại và cảm nhận sự sống sâu sắc hơn. 

Thursday, December 10, 2020

thổi tan mây mù

thổi tan mây mù

Nhiều năm trước, tôi có dịch một quyển sách viết về thiền tập của bà Sylvia Boorstein. Quyển sách có một tựa đề rất thú vị là “Don’t just do something, sit there”, đừng chỉ làm một cái gì đó, hãy ngồi yên.
    Trong một buổi ra mắt sách của bà Boorstein, người phỏng vấn đặt câu hỏi, “Tôi thì bao giờ cũng nói với thính giả của tôi rằng, nếu như chúng ta muốn có một sự đổi thay nào đó cho chính mình, hay cho xả hội, thì mình phải tích cực làm một cái gì đó. Còn bà thì lại nói rằng "đừng chỉ làm một cái gì đó, hãy ngồi yên". Bà nói vậy nghĩa là sao?”

Thursday, December 3, 2020

Chánh niệm đã bị pha nhạt?

 Chánh niệm đã bị pha nhạt?


Ông Gil Fronsdal đã từng xuất gia và tu tập theo dòng thiền Tào Động của Suzuki Roshi, và được Truyền Pháp (dharma transmission) vào năm 1995. Và ông cũng đã tu theo truyền thống Vipassana của Phật giáo Nguyên thuỷ, dưới sự hướng dẫn của ngài U Pandita. Từ năm 1990, Frondal trở thành vị thầy giáo thọ thường trú tại trung tâm thiền Insight Meditation Center tại Mid-Peninsula ở thành phố Redwood, California.

--- oOo ---

Hỏi: Trong thời đại ngày nay, mọi người từ các giám đốc doanh nghiệp cho đến những vận động viên thể thao, nhận thấy thực tập chánh niệm, hay thiền tập, mang lại cho họ nhiều lợi ích.  Và thường thì đạo Phật lại hoàn toàn bị loại bỏ ra ngoài sự thực tập ấy.  Ông thấy điều ấy có một sự nguy hại nào không?  Ví dụ, có gì ngăn chặn một vị giám đốc một doanh nghiệp, CEO, thực tập chánh niệm như là một phương tiện giúp gia tăng lợi nhuận cho mình, thay vì một mục tiêu đạo đức hay từ bi nào khác?

về đi, chỉ có vậy thôi

về đi, chỉ có vậy thôi

Không biết trời bên ấy tháng này ra sao, vùng tôi ở trời đang vào thu lộng gió và mưa nhiều. Mấy hôm nay, buổi chiều thường có những cơn mưa kéo ngang qua đây. Có những ngày nắng với một bầu trời lồng lộng gió.
    Trên con đường nhỏ rừng cây xôn xao, rộn ràng tiếng lá, những mầu sắc tung bay trong không trung. Ngày mưa làm sáng thêm lên những tờ lá đủ màu dưới ánh nắng trong. Buổi sáng có tiếng chim hót, có ánh nắng ấm mặt trời tan sương mù ngoài cửa sổ.

Monday, November 30, 2020

không có gì đặc biệt

không có gì đặc biệt

Thầy của tôi qua đời khi tôi được ba-mươi-mốt tuổi.  Mặc dù lúc ấy tôi muốn dồn hết tâm lực vào việc hành thiền tại tu viện Eiheiji, nhưng tôi phải trở về để nối nghiệp thầy tại ngôi chùa của người. Tôi đã trở nên rất bận rộn, cũng như mọi tuổi trẻ khác. Tôi gặp nhiều khó khăn. Những trở ngại này dạy cho tôi rất nhiều, nhưng không thấm vào đâu so với lối sống chân thật và tĩnh lặng tại tu viện.
Là một sinh hoạt tự nhiên và bình thường
Tu thiền đòi hỏi ta phải giữ một nếp sống đều đặn bình thường. Thiền không phải là một phương pháp đặc biệt nào hết, mà nó dạy cho ta biết thận trọng, chú ý vào những công việc thường xuyên mỗi ngày của mình. 
    Những khi ta quá bận rộn và kích động, tâm ta sẽ trở nên thô thiển và tã tơi. Điều ấy không tốt. Nếu có thể, hãy giữ cho mình được luôn tĩnh lặng và an vui, tránh những sự kích động.

Monday, November 23, 2020

Pháp ấy rõ ràng ngay trước mắt

Pháp ấy rõ ràng ngay trước mắt

Thiền sư Lâm Tế có nói về “địa hành thần thông” phép lạ là đi trên mặt đất. Tôi tu học không phải để được đi trên mây, trên nước, hay bước trên lửa. Tu học không phải để tôi có được những khả năng phi thường, để khiến mình trở nên kỳ dị và khác thường với những người chung quanh. 
    Tôi tu học để tôi có thể thật sự sống và ý thức được những gì đang xảy ra chung quanh ta với một tâm tĩnh lặng và trong sáng.
    Trong nhà thiền có câu "Bước trên thật địa, thở giữa chân không." Khi ta thật sự đặt những bước chân trên mặt đất này, thì bất cứ ở nơi nào cũng sẽ trở thành "thật địa". Chúng ta tuy sống trong hiện tại nhưng thường đi trên mặt đất tiếc nuối của ngày hôm qua, hoặc lo âu của những ngày sắp tới. Phép lạ là làm sao ta có thể thật sự đi trên mặt đất này bằng những bước chân trọn vẹn trong giờ phút hiện tại!

Thursday, November 12, 2020

nhảy vào suối mát ta chơi

nhảy vào suối mát ta chơi

Có lần vào một tiệm sách, thấy trên tường có treo một thư pháp thật đẹp viết “Dẫu biết vô thường sao lòng vẫn xót xa”. Tôi chợt nghĩ, có phải “lòng ta cảm thấy xót xa” vì cuộc đời vô thường và thay đổi như câu thư pháp ấy viết không? Hay vì một nguyên nhân nào khác sâu xa hơn?
Thay đổi là sự tự nhiên
Nơi tôi ở có bốn mùa rõ rệt. Có những tháng tuyết rơi thật cao ngập trắng và xóa hết đường phố, rồi mùa xuân có hoa nở đủ sắc màu với những cành lá non tươi màu xanh mạ, và mùa hè về cây cỏ xanh rì soi bóng bên dòng suối trong mát.

Monday, November 9, 2020

Lời chân thật phải tốt lành

 Lời chân thật phải tốt lành


Một tấm bảng trong cửa tiệm bên cạnh nhà tôi ghi:

        Cẩn thận trong việc chọn lời nói của bạn

        Giữ cho chúng ngắn gọn và dễ thương

        Bạn không bao giờ biết rồi sẽ có một ngày

        Những lời nào bạn sẽ phải nhận trả lại.

Chánh ngữ.

Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về việc vì sao đức Phật lại dành riêng một chi phần đặc biệt trong Bát chánh đạo cho sự nói năng chân chánh, tức chánh ngữ. Ngài có thể đơn giản hóa bằng cách nhập nó vào chung với chánh nghiệp, tức hành động chân chánh, cũng được vậy! Vì nói năng cũng là một hình thái của hành động.

    Có thời gian tôi nghĩ có lẽ đức Phật để nó riêng ra là vì chúng ta nói nhiều quá. Nhưng rồi sau đó tôi đã đổi ý – vì biết cũng có một số người không nói gì nhiều hết.

Tuesday, November 3, 2020

chưa bao giờ mất đi

chưa bao giờ mất đi

Có một lần thi hào Dante đứng gần cây cầu Ponte Vecchio, bắt ngang qua con sông Arno ở thành phố Florence, nước Ý. Thời gian là vào khoảng trước năm 1300. 
    Ông nhìn thấy cô Beatrice đang đứng trên cầu. Beatrice mặc một chiếc áo màu xanh nhạt. Khi ấy Dante tuổi còn rất nhỏ và cô Beatrice lại còn nhỏ hơn nữa. Thế nhưng Dante đã cảm thấy cô Beatrice như một vị thiên thần, và hình ảnh ấy như đã chứa đựng trọn vẹn hết cả một vũ trụ vô tận đối với ông.

Thursday, October 29, 2020

đâu là của riêng ai

đâu là của riêng ai

Có một anh chàng nghèo khổ nhưng lại có một tâm đạo rất lớn. Mặc dù gia cảnh vất vả nhưng lúc nào anh cũng mong muốn tìm cho mình một cuộc sống hạnh phúc, một hạnh phúc chân thật và không đổi thay.
    Mỗi khi nghe nói bất cứ nơi đâu có vị thầy nào giỏi, thì dù hoàn cảnh khó khăn anh vẫn lặn lội tìm đến để cầu đạo. Nhưng qua bao năm tháng anh vẫn không đạt được những gì mình muốn, hạnh phúc mà anh tìm kiếm vẫn thấy quá xa xôi.
    Một đêm khi anh ngủ, trong giấc mộng có một vị thần hiện ra dặn anh sáng mai hãy đi thật sớm đến một khu rừng gần đó, anh sẽ gặp một vị tu sĩ, và hãy hỏi thì ông ta sẽ giúp cho anh có được một cuộc sống hạnh phúc.

Monday, October 26, 2020

Chỉ chánh niệm thôi, vẫn chưa đủ.

 Chỉ chánh niệm thôi, vẫn chưa đủ.


Chánh niệm thôi thì vẫn chưa đủ để giúp bạn có một cuộc sống an ổn giữa những bão dông của cuộc đời. Chánh niệm thôi thì không đủ để giúp bạn bước qua những cơn lốc xoáy và sóng gió của cuộc sống hằng ngày. Nó không đủ để giúp bạn có được sự rõ ràng, trong sáng trước những chọn lựa khó khăn.

Vì sự thật là như vầy: chánh niệm tự nó không bao giờ có nghĩa là đủ hết tất cả.

Thursday, October 22, 2020

Ngắm nhìn tĩnh tại thôi

ngắm nhìn tĩnh tại thôi

Chúng ta thường nghe nói rằng chữ tu có nghĩa là sửa. Tu tập có nghĩa là ta sửa đổi để mình có thể được trở nên tốt đẹp hơn, sống an vui và hạnh phúc hơn. Nhưng vấn đề “sửa đổi” ấy cũng không dễ hiểu và đơn giản như chúng ta vẫn tưởng. Vì thế nào là sửa đổi, mà thật ra ta có thể thay đổi được những gì?
Đừng tự lừa phỉnh mình
Jules Shuzen Harris là một nhà phân tâm học và cũng là một giáo thọ thuộc truyền thống Thiền Tào Động Nhật bản. Ông có chia sẻ với học trò mình một bài nói chuyện với tựa đề là “Đừng tự lừa phỉnh mình.”
    “Sự tu tập của bạn sẽ không làm thay đổi gì được thế giới này. Nếu bạn chịu cố gắng lắm thì hy vọng rằng nó sẽ tạo được một vết hằn nho nhỏ nào đó ở nơi bạn mà thôi.
    Người mà duy nhất bạn có thể thay đổi chính là người đang ngồi đó trên tọa cụ.

Sunday, October 18, 2020

hãy tử tế với mình

Hãy tử tế với mình

Khi ta đang bị ảnh hưởng và xao động bỡi những phiền não và cảm xúc khó khăn, lúc ấy không có gì quan trọng hơn là hãy tử tế với chính mình. Một lòng nhân ái bao giờ cũng mang lại lợi lạc. Chúng sẽ mang lại cho ta nhiều hiệu quả tốt lành – biến sự cau có trở thành một nụ cười.

Thursday, October 15, 2020

theo hoa rụng về

theo hoa rụng về


Có một lần thiền sư Trường Sa đi dạo chơi trong núi trở về trể. Khi Ông về đến thiền viện, vị thủ tọa đứng chờ hỏi, “Thưa Thầy đi đâu về, tăng chúng đang chờ Thầy?” Trường Sa đáp, “Ta đi dạo trong núi chơi.” Vị thủ tọa hỏi, “Đến chỗ nào Thầy mới trở về?”

Ông đáp, “Những hoa anh đào trong rừng rất đẹp, trong khi bước theo nhìn, chúng dẫn ta đi vào thật sâu trong núi. Và có những hoa bồ công anh, và đóa hoa dại ba lá nở rộ trên cỏ, với những cánh bướm bay vờn bên trên, và khi say mê nhìn ngắm chúng, ta thấy con đường quay trở về nhà.” Thủy tùy phương thảo khứ,  Hựu trục lạc hoa hồi.

Monday, October 12, 2020

còn có gì vui ?

Còn có gì vui ?

Nguyên nhân nào đã gây nên những khổ đau và phiền não cho chúng ta? Trong kinh thì ta cứ nghe nhắc đi nhắc lại nhiều lần là do: sự tham áiMuốn và không muốn. Thật ra nếu bạn có dịp quan sát các trạng thái của tham ái trong tâm mình, bạn sẽ khám phá ra nhiều điều rất là thú vị.
    Nhưng tại sao tham ái lại là một vấn đề? Tại sao nó lại đóng một vai trò quan trọng đến như vậy, và cả cuộc sống này lại bị chế ngự bởi nó?
Sự khác biệt giữa niềm vui và dính mắc
Trước hết chúng ta cần phải thấy được sự khác biệt giữa sự thưởng thức niềm vui (enjoyment) và một sự tham ái (desire). Nếu như bạn có một buổi ăn ngon thì bạn sẽ cảm thấy hài lòng. Thưởng thức niềm vui ấy đâu cần phải có dính dáng gì đến bất cứ một sự tham ái nào đâu?

Monday, October 5, 2020

ấm một bình minh

 

m mt bình minh



free hit counter
https://youtu.be/MLafngbSBvI

giúp đỡ tu học

Giúp đỡ tu học

Hỏi:  Tôi có một người rất thân đang gặp nhiều khó khăn và khổ đau, chị ta không tìm được một lối sống nào cho có hạnh phúc.  Tôi tin rằng nếu chị ta bớt dính mắc và bớt quan trọng hóa những ý nghĩ của mình hơn, đời chị sẽ bớt khổ đau.  Đây là điều mà tôi học được trong thiền tập.
    Nhưng tôi nghĩ là chị chưa sẳn sàng để tìm hiểu về đạo Phật, hay là chịu tập thiền trong lúc này.  Tôi rất muốn được giúp chị và hướng dẫn chị vào con đường tu học.  Tôi phải làm cách nào đây, tôi không muốn giảng đạo Phật cho chị, hay là bắt chị làm những việc gì mà chị ta chưa sẵn sàng?

Narayan Lebenson Grady:  Câu trả lời ngắn gọn là ta không thể nào ép buộc người khác tu học hay ngồi thiền được.
    Và câu trả lời dài dòng là hành trình bước vào con đường tu học nó huyền bí và khó nghĩ bàn hơn là bạn tưởng! Nhưng nhiều khi chúng ta lại vô tình xua đẩy người khác ra xa con đường tu học, chỉ vì ta quá muốn kéo họ vào. Vì ta nghĩ là nó sẽ mang lại ích lợi cho người kia. Cho dầu là ý ta có tốt đẹp đến đâu!

Thursday, October 1, 2020

chánh niệm tự nhiên

chánh niệm tự nhiên

Trong sự thực tập chánh niệm, ngài Trungpa Rinpoche, một vị đạo sư Tây tạng, dạy học trò của ông rằng điều quan trọng là đừng nên có một lập trình sẵn có nào trong sự thực tập chánh niệm của mình, not to have a program of awareness.
    Thay vì là cứ lặp đi lặp lại theo một công thức sẵn có thì ta chỉ cần tiếp xúc trực tiếp ngay với những gì đang xảy ra mà thôi.
Trải nghiệm đâu cần một phương pháp
Ngài Trungpa nói, khi đối diện với một vấn đề khó khăn nào đó, ta không cần phải nghĩ rằng “Tôi phải giữ chánh niệm!” mà chỉ cần cho phép mình cởi mở và cảm nhận trực tiếp với những gì đang xảy ra.

Monday, September 28, 2020

4 phút 33 giây

4 phút 33 giây

Một ngày lất phất mưa tháng tám năm 1952, tại thành phố Woodstock ở tiểu bang New York có một buổi hòa nhạc giới thiệu sáng tác của nhạc sĩ, cũng vừa là một học giả về âm nhạc, John Cage.
    Trong chương trình có ghi một sáng tác mới của ông với tựa là 4’ 33”, Bốn phút ba mươi ba giây, sẽ do nhạc sĩ David Tudor độc tấu bằng piano.
Không phải thinh lặng mà là mọi âm thanh
Bài nhạc 4’ 33” gồm có ba phần (three movements).
    Tudor bước lên sân khấu cúi chào khán giả. Ông ngồi xuống bên chiếc piano, lấy chiếc đồng hồ ra điều chỉnh lại và đặt trước mặt. Rồi Tudor nhẹ nhàng đóng lại nắp đàn, cẩn trọng nhìn bản nhạc, ngồi yên bất động. Sau 30 giây, ông mở nắp phím đàn lên, biểu hiệu cho phần thứ nhất chấm dứt.

Thursday, September 24, 2020

bóng mây khe núi

bóng mây khe núi

Tôi muốn nghe tiếng suối chảy trong một ngôi rừng mùa thu. Tôi muốn ngồi trong một căn phòng vắng nghe trời chuyển mưa. Tôi muốn đi trên con đường dốc nhỏ vào một sáng sương mù.
Tôi muốn nhìn ánh trăng nằm trong một hạt sương đọng trên lá. Tôi muốn đứng yên lắng nghe sự thinh lặng của không gian trong một ngày mưa tuyết. Tôi muốn lên núi xem mặt trời đỏ bình minh nhuộm hồng trời đất.

Monday, September 21, 2020

chân đế thứ ba rưỡi

Chân đế thứ ba rưỡi

Ðức Phật có dạy về Tứ Diệu Đế, tức Bốn Sự thật Mầu nhiệm. Trong Chân đế thứ ba, Phật dạy rằng chấm dứt khổ đau là chuyện có thể được.
    Ngài dạy, chúng ta có thể chuyển hóa tâm mình, giữ cho nó được trong sáng và rộng lớn, để mọi kinh nghiệm của ta đến và đi trong một đại dương bao la của tuệ giác. Khổ đau và an lạc sẽ đến rồi đi, thỏa mãn và thất vọng sẽ đến rồi đi, và tâm ta vẫn giữ được sự tĩnh lặng muôn thuở của nó.
    Ý thức được rằng, ta không cần phải thỏa mãn những mong cầu mới có hạnh phúc, là một tự do rất lớn.

Thursday, September 17, 2020

cái nầy không thì cái kia không

cái nầy không thì cái kia không



Ngày xưa, người ta thường có quan niệm cho rằng một bức tranh đẹp là một bức tranh vẽ thật chính xác đối tượng của mình. Một nhà hoạ sĩ tài giỏi là người vẽ lại được cảnh vật hoặc người giống y như thật.
    Vào năm 1872 một họa sĩ người Pháp tên là Claude Monet, ông ta vẽ một bức tranh về cảnh mặt trời mọc ở vịnh Le Havre. Bức tranh này bị những nhà phê bình đương thời chỉ trích là nét vẽ thật luộm thuộm, mặt trời thì đỏ chói lại mờ ảo, bầu trời lại lù mù sương khói, và những bóng đen của các chiếc tàu trên biển thì quá tệ. Họ nói, tranh ông Monet vẽ không giống gì với lại cảnh bình minh ở vịnh Le Havre, và đặt tên cho ông là một nhà vẽ ấn tượng, impressionist.

Monday, September 14, 2020

Bài học Phật của một hoạ sĩ.

Bài học Phật của một hoạ sĩ.

Chairin Kim là một sinh viên tốt nghiệp và cũng là một hoạ sĩ vẽ tranh biếm hoạ.
Trong lúc cô Chairin đang theo học một lớp Phật học tại đại học Yale University, thì cơn đại dịch COVID bộc phát. Trong bài thi cuối, vị giáo sư yêu cầu mỗi người hãy chia sẻ về việc lớp Phật học này đã ảnh hưởng đến lối sống và sự suy nghĩ của họ như thế nào, trong thời gian cách ly.
Và cô Chairin đã nộp bài mình bằng những hình vẽ dưới đây, với tựa đề là "My Tiny Fraction of the World."



Thursday, September 10, 2020

Muốn chín những đóa hoa

muốn chín những đóa hoa

Có một vị giáo thọ Tây phương kể lại một kinh nghiệm về thiền tập của mình. Có lần anh tham dự một khóa tu thiền nhiều ngày. Vị thầy hướng dẫn là một thiền sư lớn tuổi người Nhật, ông thuộc dòng thiền Lâm Tế, và có một lối dạy rất thẳng và mạnh bạo. Phương pháp của ông là sử dụng công án.
Một câu trả lời tuyệt vời.
Công án, koan, là một câu hỏi hay vấn đề mà vị thiền sư đặt ra cho thiền sinh, và câu hỏi ấy không thể nào giải đáp bằng sự suy luận hay dùng lý trí được.
    Trong khóa tu ấy, vị thầy trao cho anh một công án nổi tiếng của ngài Bạch Ẩn Huệ Hạc, “Thế nào là âm thanh của tiếng vỗ một bàn tay?” Bổn phận của người thiền sinh là làm sao để lãnh hội cái ý nghĩa tinh yếu của công án được trao cho, và trình bày sự hiểu biết của mình lại với vị thầy.

Monday, September 7, 2020

chỗ dựa

chỗ dựa

Ngày bé, lần đầu tiên khi mới tập đạp xe là lúc mình 6 tuổi đang học lớp một. Khi ấy ba mình giữ cái yên xe cho mình đạp. Mình thì bé xíu, xe đạp thì to, nên mình cứ loi choi như con gà con. Ba chạy sau xe, tay giữ chặt yên, còn mình thì hớn hở nhằm phía trước mà tiến.
    Được một lúc ngoảnh lại không thấy ba đâu nữa (thì ra ông đã bỏ tay ra từ lúc nào). Sợ quá, mình loạng chọang suýt ngã. Nhìn mình hoảng hốt, ba bảo: “Đấy con thấy không, con tự đi được rồi, đâu cần ba phải giữ. Ba giữ cũng chỉ giúp con yên tâm thôi, tất cả là do con đấy chứ”.

Sunday, September 6, 2020

Tỳ kheo ni Soma

Tỳ kheo ni Soma

Một buổi sáng sớm, vị tỳ kheo ni Soma, sửa áo, đắp y và cầm bát đi vào thành Sàvatthi để khất thực. Sau khi khất thực xong Cô đi đến rừng Andha để ăn trưa. Cô đi sâu vào rừng, và đến ngồi dưới một gốc cây để nghỉ ngơi.
Khi ấy Ma vương muốn làm Tỳ kheo ni Soma hoảng sợ, muốn Cô từ bỏ sự độc cư tu tập, bèn đi đến và nói bài kệ:
Điều mà có thể chứng đạt
Bởi những bậc thánh nhân
Nơi ấy rất khó đạt đến
Người nữ với tuệ giác chỉ có hai tấc.
Không thể nào đạt đến!

Thursday, September 3, 2020

Sống với cái đau

Sống với cái đau

Tỳ Khưu Bodhi chia sẻ về cách Sư sống với căn bệnh đau đầu kinh niên, mạn tính, của ông. Nhưng tôi nghĩ, chúng ta cũng có thể ứng dụng những điều Sư chia sẻ vào những phiền não, khó khăn, có mặt thường xuyên trong cuộc sống của mình.

Monday, August 31, 2020

Thế nào là tự nhiên

Thế nào là tự nhiên

Tôi thấy người ta thường đặt câu hỏi là khi ta bước chân vào con đường tu học, khi ta bắt đầu tập thiền, chúng có làm cho cuộc sống của mình trở nên mất tự nhiên chăng? Có làm cho ta mất đi sự nhanh nhẹn không? Ta có còn biết xử lý những vấn đề trong cuộc sống cho được hiệu quả không? Hay nói cách khác, cuộc sống của ta có còn được “tự nhiên” như xưa chăng?
    Có lẽ chúng ta nghĩ rằng, cuộc sống bình thường và cách hành xử hằng ngày của mình là tự nhiên, còn tu học hay thiền tập là “mất tự nhiên”, và khi tu tập rồi ta sẽ không còn thích hợp với cuộc sống này nữa. 

Friday, August 28, 2020

Sống tỉnh thức là tiến trình tự nhiên

Tác giả Nguyễn Duy Nhiên: “Sống tỉnh thức là tiến trình tự nhiên”
 | By Trang Ps
Vừa mới lúc sáng, mình có một cuộc trò chuyện điện thoại kéo dài một tiếng đồng hồ với chú Nhiên Duy Nguyễn , một người sống tâm linh mà mình quý mến và theo dõi đã lâu. Mình vẫn luôn nhớ câu nói của chú: Theo thời gian, điều đó sẽ không cố định như lời nói nó chắc nịch tuyên bố trong khoảnh khắc ấy, cháu hãy nhớ. Đó chính là vô thường. Với trái tim rộng mở và tình yêu thương, chúng ta sẽ đưa ra lựa chọn hợp lý. Và chúng ta sẽ không bao giờ phải cảm thấy hối hận. Chú thật tuyệt vời và đồng điệu với những gì mà tâm hồn cháu "thổn thức".
Một cuộc trò chuyện về các vấn đề cá nhân khác, để rồi, mình an lành với lựa chọn mà mình đã đặt ra. Khi trong ta có một tình yêu đủ lớn, ta sẽ luôn để cho tình yêu ấy dẫn đường.
Dưới đây là bài phỏng vấn tác giả đăng trên báo LUXUO

Monday, August 24, 2020

bình thường giữa vô thường

bình thường giữa vô thường


Cuộc sống bao giờ cũng có những đổi thay. Có những đổi thay xoay chậm và từ tốn theo thời gian như bốn mùa, và cũng có những biến đổi nhanh đến bất ngờ.
Life changes fast.
Life changes in the instant.
The ordinary instant.
You sit down to dinner and life as you know it ends.
Cuộc sống đổi thật nhanh.
Cuộc sống thay đổi trong phút chốc
Trong một giây lát bình thường.
Ta ngồi xuống buổi ăn chiều
Và cuộc sống mà ta vẫn thường biết, chấm dứt.
Bà Joan Didion viết những dòng ấy trong nhật ký của mình, vào một chiều mùa đông, sau khi vợ chồng bà vừa mới trở về từ nhà thương thăm đứa con gái đang bị hôn mê. Hai người đang sửa soạn cho buổi ăn chiều. Lúc ấy, chồng bà bất ngờ bị một cơn động tim dữ dội, và ông qua đời trên đường chở vào bệnh viện. Trong một giây phút bình thường, cuộc đời của bà đã hoàn toàn thay đổi.

Thursday, August 20, 2020

Tu tập cho có kết quả

Tu tập thế nào có kết quả ?

Hỏi:  Tôi là một Phật tử và cũng đã hành thiền hơn hai mươi năm.  Nhưng tôi chưa bao giờ thật sự kinh nghiệm được một sự an lạc nào lâu dài. Và tôi cũng đã được học hỏi và thực hành theo nhiều lời dạy của các thiền sư, nhưng sao thấy mình vẫn bị sai xử bỡi những cảm xúc và thói quen cũ.  Nhiều lúc tôi tự hỏi, "Mục đích để làm gì đây?"  Tôi cần phải làm gì bây giờ?
Blanche Hartman:  Câu hỏi của bạn là câu hỏi chung của đa số chúng ta. Khi chúng ta bắt đầu bước chân vào con đường thiền tập, lẽ dĩ nhiên ai cũng muốn có được một số kết quả nào đó. Có thể mục đích của ta là vì muốn được thiện lành hơn, hay là muốn khám phá được những gì mình còn thiếu sót.

Monday, August 17, 2020

bằng những việc nhỏ

bằng những việc nhỏ

Con đường tu học là một con đường chuyển hóa. Một con đường giúp cho cuộc đời được tốt đẹp hơn, và giúp chúng ta bớt khổ đau hơn. Theo tôi nghĩ, vấn đề hạnh phúc và khổ đau cũng không phải là những gì quá vĩ đại và lớn lao như ta nghĩ tưởng.
    Một đêm khuya sau giờ ngồi thiền, tắt ngọn nến trên chiếc bàn con, tôi thấy ánh trăng chiếu qua khung cửa sổ vuông sáng căn phòng nhỏ. Tôi thấy hạnh phúc có mặt tự nhiên. Đâu có một hạnh phúc nào là quá nhỏ hay một khổ đau nào là quá lớn, phải không bạn?

Thursday, August 13, 2020

làm người mới bắt đầu

Làm người mới bắt đầu

Trong thời gian tu tập ở Ấn Ðộ, sự tu tập của tôi có khuynh hướng nhắm về một mục tiêu và sự thành đạt nào đó.  Mặc dầu công phu khá vất vả nhưng tôi tự cho là mình rất tiến bộ, và đang tiến bước đều đặn trên con đường đi đến giải thoát.
    Khi tôi trở về Mỹ thăm nhà, lúc ấy quyển “Thiền tâm, sơ tâm (Zen Mind Beginner’s Mind) của thiền sư Shunryu Suzuki mới được xuất bản. Khi đọc tựa đề ấy, tôi nghĩ: “Ồ, mình biết cuốn đó nói gì rồi. Nó có nghĩa là khi mới tu thì ta chỉ có cái sơ tâm, cái tâm lúc ban đầu mà thôi. Sau khi tu tập một thời gian, ta đạt được những kinh nghiệm siêu việt, cho đến một ngày ta thành tựu hoàn toàn, và ta có được cái gọi là thiền tâm.”

Monday, August 10, 2020

thông điệp trong chai

thông điệp trong chai

Có bao giờ bạn viết một lá thư bỏ vào trong một chiếc chai và ném nó ra biển? Tôi có. Đã nhiều lần.
    Ở vịnh Mexico khi tôi còn là một thiếu niên. Một lần bên bờ biển Thái Bình Dương ở California vào tuổi 30. Ở biển Nhật bản, nhưng không nhớ chính xác là khi nào. Ở dòng sông Colorado, hai lần vào tuổi 40. Và biển Địa Trung Hải vào ngày sinh nhật 50 tuổi. Và gần đây nhất là bên chiếc cầu Charles ở thành phố Prague.
    Tại sao? Vì tôi là một người có con tim lãng mạn và tin vào sự ngẫu nhiên, tình cờ.

Monday, August 3, 2020

nhất kỳ nhất hội

nhất kỳ nhất hội

Nếu bạn có dịp bước vào một ngôi trà thất có lẽ bạn sẽ nhìn thấy một tờ thư pháp treo trên tường với dòng chữ “nhất kỳ nhất hội”, one time one meeting. Đó cũng là một câu châm ngôn trong Trà đạo. Chúng ta chỉ có thể gặp nhau, tiếp xúc nhau, một lần duy nhất mà thôi.
    Tuy trong cuộc sống ta có thể đã gặp nhau nhiều lần, đã cùng ngồi uống với nhau bao nhiêu tách trà, nhưng mỗi lần là một lần hoàn toàn mới. Bao giờ cũng chỉ có thể là một lần gặp mặt này thôi và chỉ là một tách trà này mà thôi. Không thể là một lần thứ hai. Và nếu ta biết có mặt trọn vẹn với giây phút ấy, ta mới có thể tiếp xúc được với sự tự nhiên chân thật của sự sống.

Friday, July 31, 2020

trăng xưa...

trăng xưa...


Vậy là đêm trung thu đã qua đi. Lại một lần trăng tròn rồi sẽ dần khuyết. Đêm Trung Thu. Treo một chiếc lồng đèn giấy lên cây hoa Ngọc Lan trước cửa nhà. Chiếc lồng đèn có lẽ được em gái mua ở một tiệm người Tàu. Bánh Trung Thu thì bày bán ở nhiều nơi (tiệm Việt và Tàu).
    Lạ một điều là đã thử nhiều ...hộp với nhiều nhãn hiệu khác nhau nhưng sao không thấy ngon như ăn bánh Trung Thu ngay trên quê nhà. Không thấy ngon dù đã cầu kỳ pha mấy ấm trà Long Tỉnh - Có lẽ vì là trăng viễn xứ chăng?

Tuesday, July 28, 2020

năm yếu tố hoàn hảo

năm yếu tố hoàn hảo

Thiền sư Đạo Nguyên của thế kỷ thứ 13, vị tổ của dòng thiền Tào Động ở Nhật bản, có lần được một người học trò hỏi rằng, "Thầy sẽ làm gì nếu Thầy bị vướng vào một cuộc tranh cãi? Thầy có cố gắng để thắng cuộc tranh luận ấy không, hay là Thầy sẽ nhượng bộ, mặc dù biết rằng mình là đúng?" Thiền sư Đạo Nguyên đáp, "Ta không cần phải chọn một trong hai điều ấy. Chỉ cần ta không quan tâm và thiết tha đến nó nữa, thì tự nhiên sự tranh cãi sẽ mất đi năng lượng."