Monday, November 30, 2020

không có gì đặc biệt

không có gì đặc biệt

Thầy của tôi qua đời khi tôi được ba-mươi-mốt tuổi.  Mặc dù lúc ấy tôi muốn dồn hết tâm lực vào việc hành thiền tại tu viện Eiheiji, nhưng tôi phải trở về để nối nghiệp thầy tại ngôi chùa của người. Tôi đã trở nên rất bận rộn, cũng như mọi tuổi trẻ khác. Tôi gặp nhiều khó khăn. Những trở ngại này dạy cho tôi rất nhiều, nhưng không thấm vào đâu so với lối sống chân thật và tĩnh lặng tại tu viện.
Là một sinh hoạt tự nhiên và bình thường
Tu thiền đòi hỏi ta phải giữ một nếp sống đều đặn bình thường. Thiền không phải là một phương pháp đặc biệt nào hết, mà nó dạy cho ta biết thận trọng, chú ý vào những công việc thường xuyên mỗi ngày của mình. 
    Những khi ta quá bận rộn và kích động, tâm ta sẽ trở nên thô thiển và tã tơi. Điều ấy không tốt. Nếu có thể, hãy giữ cho mình được luôn tĩnh lặng và an vui, tránh những sự kích động.

Monday, November 23, 2020

Pháp ấy rõ ràng ngay trước mắt

Pháp ấy rõ ràng ngay trước mắt

Thiền sư Lâm Tế có nói về “địa hành thần thông” phép lạ là đi trên mặt đất. Tôi tu học không phải để được đi trên mây, trên nước, hay bước trên lửa. Tu học không phải để tôi có được những khả năng phi thường, để khiến mình trở nên kỳ dị và khác thường với những người chung quanh. 
    Tôi tu học để tôi có thể thật sự sống và ý thức được những gì đang xảy ra chung quanh ta với một tâm tĩnh lặng và trong sáng.
    Trong nhà thiền có câu "Bước trên thật địa, thở giữa chân không." Khi ta thật sự đặt những bước chân trên mặt đất này, thì bất cứ ở nơi nào cũng sẽ trở thành "thật địa". Chúng ta tuy sống trong hiện tại nhưng thường đi trên mặt đất tiếc nuối của ngày hôm qua, hoặc lo âu của những ngày sắp tới. Phép lạ là làm sao ta có thể thật sự đi trên mặt đất này bằng những bước chân trọn vẹn trong giờ phút hiện tại!

Thursday, November 12, 2020

nhảy vào suối mát ta chơi

nhảy vào suối mát ta chơi

Có lần vào một tiệm sách, thấy trên tường có treo một thư pháp thật đẹp viết “Dẫu biết vô thường sao lòng vẫn xót xa”. Tôi chợt nghĩ, có phải “lòng ta cảm thấy xót xa” vì cuộc đời vô thường và thay đổi như câu thư pháp ấy viết không? Hay vì một nguyên nhân nào khác sâu xa hơn?
Thay đổi là sự tự nhiên
Nơi tôi ở có bốn mùa rõ rệt. Có những tháng tuyết rơi thật cao ngập trắng và xóa hết đường phố, rồi mùa xuân có hoa nở đủ sắc màu với những cành lá non tươi màu xanh mạ, và mùa hè về cây cỏ xanh rì soi bóng bên dòng suối trong mát.

Monday, November 9, 2020

Lời chân thật phải tốt lành

 Lời chân thật phải tốt lành


Một tấm bảng trong cửa tiệm bên cạnh nhà tôi ghi:

        Cẩn thận trong việc chọn lời nói của bạn

        Giữ cho chúng ngắn gọn và dễ thương

        Bạn không bao giờ biết rồi sẽ có một ngày

        Những lời nào bạn sẽ phải nhận trả lại.

Chánh ngữ.

Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về việc vì sao đức Phật lại dành riêng một chi phần đặc biệt trong Bát chánh đạo cho sự nói năng chân chánh, tức chánh ngữ. Ngài có thể đơn giản hóa bằng cách nhập nó vào chung với chánh nghiệp, tức hành động chân chánh, cũng được vậy! Vì nói năng cũng là một hình thái của hành động.

    Có thời gian tôi nghĩ có lẽ đức Phật để nó riêng ra là vì chúng ta nói nhiều quá. Nhưng rồi sau đó tôi đã đổi ý – vì biết cũng có một số người không nói gì nhiều hết.

Tuesday, November 3, 2020

chưa bao giờ mất đi

chưa bao giờ mất đi

Có một lần thi hào Dante đứng gần cây cầu Ponte Vecchio, bắt ngang qua con sông Arno ở thành phố Florence, nước Ý. Thời gian là vào khoảng trước năm 1300. 
    Ông nhìn thấy cô Beatrice đang đứng trên cầu. Beatrice mặc một chiếc áo màu xanh nhạt. Khi ấy Dante tuổi còn rất nhỏ và cô Beatrice lại còn nhỏ hơn nữa. Thế nhưng Dante đã cảm thấy cô Beatrice như một vị thiên thần, và hình ảnh ấy như đã chứa đựng trọn vẹn hết cả một vũ trụ vô tận đối với ông.