Friday, March 31, 2023
chở che cho cuộc đời
Tuesday, March 28, 2023
Talk With Slides - Tiến trình từ Ái đến Lão Tử. Cây Lá Phiền Não.
Tiến trình từ Ái đến Lão Tử. Cây Lá Phiền Não.
Từ những
nhân duyên căn bản (vô minh → thọ) gốc rễ của phiền não, cây khổ đau bắt đầu có mặt.
Tiến trình
Duyên khởi: Ái (Craving) → Thủ (Grasping) → Hữu (Becoming) → Sinh (Birth)
→ Suffering (Aging & Death).
Tham ái
(Craving) phát sinh do phản ứng của ta với cảm thọ, là năng lượng, thúc đẩy ta
nắm giữ (Grasping) và loại bỏ những gì mình thích hoặc không ưa thích. Sự nắm bắt
này dẫn đến sự trở thành (Becoming) một cái gì đó. Nó hình thành nên (Birth) một
cái “Ta”. Và hể có sinh thì sẽ có diệt (Aging and Death), có khổ đau
(Suffering).
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những nhân duyên và tiến trình sinh khởi này của phiền não.
Friday, March 24, 2023
Chánh Niệm vẫn chưa đủ
Wednesday, March 22, 2023
Talk With Slides - Tiến trình từ Vô Minh đến Thọ. Gốc Rễ Phiền Não.
Tiến trình từ Vô Minh đến Thọ. Gốc Rễ Phiền Não.
Tiến trình
Duyên khởi: Vô Minh (Ignorance) → Hành (Karmic Formations) → Thức
(Consciousness) → Xúc (Contact) → Thọ
(Feeling).
Những Duyên
(conditions) này làm nền tảng cho một cái Tôi ảo và phiền não phát khởi.
Những phiền
não bắt đầu từ một cái thấy sai lầm, không trong sáng (Ignorance). Nó tạo nên
những tập quán, biểu hiện qua cá tính huân tập (Karmic Formations) và nhận thức
(Consciousness) của ta. Khi ta tiếp xúc (Contact) với cuộc sống, những nhận thức
sai lầm ấy là tấm màn che phủ thực tại, qua kinh nghiệm của cảm thọ (Feeling).
Đây là những
duyên sinh, điều kiện, khiến cho cây khổ đau trổ cành, xanh lá.
Friday, March 17, 2023
chuyển hoá những bất an
Monday, March 13, 2023
Mà quên sương tuyết
Mà quên sương tuyết
Nơi tôi ở bây giờ là mùa đông. Mấy hôm trước trời có một cơn mưa tuyết. Buổi tối bước ra vườn, con đường nhỏ phủ tuyết màu trắng sáng xanh dưới ánh trăng. Chợt nhớ đến câu thơ của Basho:
Quét tuyết sương
Mà quên sương tuyết
Cây chổi trong vườn
Hình ảnh tuy đơn sơ nhưng người đọc vẫn cảm nhận được sâu sắc một sự tĩnh lặng và một thái độ buông xả, vô cầu. Sống ở cuộc đời, ta hãy làm những gì cần làm mà vẫn giữ được sự tự tại giữa những đến đi, mất còn trong cuộc sống.
Talk With Slides - Buông Xả, Con Đường của Tình Thương. Response.
Buông xả là con đường của tình thương, là kết quả của tuệ giác, một cái nhìn trong sáng. Con đường này không đưa ta đến một nơi chốn đặc biệt nào đó, mà chỉ là buông xả và bao dung trong mỗi giây phút có mặt. Con đường của tình thương là một con đường của hạnh phúc.
Thursday, March 9, 2023
Talk with slides - Từ Tướng (Form) đến Tánh (Formless)
§ Chúng ta chỉ là những dòng nước xoáy tạm thời trên đường đi ra biển lớn.
§ Giới hạn của Tướng (Forms) và những phương pháp thực tập.
§ Từ Tướng (Form) đến Tánh (Formless).
Friday, March 3, 2023
Talk with slides - Chia sẻ về cái Thấy trong sáng
Một cái thấy chân thật là bước đầu tiên trên con đường tu học. Có thấy đúng
ta mới có thể đi đúng hướng. Cái thấy của ta thường bị che lấp bởi cái tưởng
của mình. Một cái thấy trong sáng, như mặt trời lên cao và tỏa sáng, với
năng lượng của nó, những đóa hoa sẽ nở ra một cách tự động và tự nhiên.
The problem with view clinging is not that they are untrue, but that they
are incomplete. They make one story become the only story.
Thursday, March 2, 2023
Talk with slides - Trở Về Thực Tại. Bài Kinh Sáu Sáu
Chia sẻ về tiến trình vận hành của pháp (dhamma), qua bài kinh Sáu Sáu. Tìm
hiểu xem tiến trình tự nhiên này làm phát khởi lên một ý niệm về cái tôi,
cái ngã, như thế nào. Và khi có “cái tôi” xuất hiện, một tiến trình thực và
tự nhiên sẽ bị trở thành ảo, và gây nên những tạo tác đưa đến khổ đau.
The self is thus not something that 'exists', a noun that is a person,
place, or thing, but is rather a process that occurs, an action better
described by a verb.
Wednesday, March 1, 2023
Không có sự lặp lại
không có sự lặp lại
Bà Maurine Stuart là một giáo thọ thuộc dòng thiền Lâm Tế, và cũng là một nhạc sĩ trình tấu piano, có chia sẻ như sau:
“Chúng ta bao giờ cũng là đang bắt đầu. Lúc nào cũng sẽ là lần đầu tiên của mình. Khi chơi piano, tôi thường đánh nhạc đến dấu hiệu lặp trở lại (repeat sign) trong bài nhạc. Thật ra ta có thể nào lặp lại đoạn nhạc ấy được chăng? Mỗi khi dạy học trò mình chơi piano, và khi đánh đến dấu lặp trở lại ấy, tôi bảo các em rằng, không có sự lặp lại. Chúng ta trở lại đầu của đoạn nhạc ấy, nhưng nó sẽ không bao giờ giống y như trước. Lúc nào cũng sẽ là mới tinh khôi.”