Monday, September 28, 2020

4 phút 33 giây

4 phút 33 giây

Một ngày lất phất mưa tháng tám năm 1952, tại thành phố Woodstock ở tiểu bang New York có một buổi hòa nhạc giới thiệu sáng tác của nhạc sĩ, cũng vừa là một học giả về âm nhạc, John Cage.
    Trong chương trình có ghi một sáng tác mới của ông với tựa là 4’ 33”, Bốn phút ba mươi ba giây, sẽ do nhạc sĩ David Tudor độc tấu bằng piano.
Không phải thinh lặng mà là mọi âm thanh
Bài nhạc 4’ 33” gồm có ba phần (three movements).
    Tudor bước lên sân khấu cúi chào khán giả. Ông ngồi xuống bên chiếc piano, lấy chiếc đồng hồ ra điều chỉnh lại và đặt trước mặt. Rồi Tudor nhẹ nhàng đóng lại nắp đàn, cẩn trọng nhìn bản nhạc, ngồi yên bất động. Sau 30 giây, ông mở nắp phím đàn lên, biểu hiệu cho phần thứ nhất chấm dứt.

Thursday, September 24, 2020

bóng mây khe núi

bóng mây khe núi

Tôi muốn nghe tiếng suối chảy trong một ngôi rừng mùa thu. Tôi muốn ngồi trong một căn phòng vắng nghe trời chuyển mưa. Tôi muốn đi trên con đường dốc nhỏ vào một sáng sương mù.
Tôi muốn nhìn ánh trăng nằm trong một hạt sương đọng trên lá. Tôi muốn đứng yên lắng nghe sự thinh lặng của không gian trong một ngày mưa tuyết. Tôi muốn lên núi xem mặt trời đỏ bình minh nhuộm hồng trời đất.

Monday, September 21, 2020

chân đế thứ ba rưỡi

Chân đế thứ ba rưỡi

Ðức Phật có dạy về Tứ Diệu Đế, tức Bốn Sự thật Mầu nhiệm. Trong Chân đế thứ ba, Phật dạy rằng chấm dứt khổ đau là chuyện có thể được.
    Ngài dạy, chúng ta có thể chuyển hóa tâm mình, giữ cho nó được trong sáng và rộng lớn, để mọi kinh nghiệm của ta đến và đi trong một đại dương bao la của tuệ giác. Khổ đau và an lạc sẽ đến rồi đi, thỏa mãn và thất vọng sẽ đến rồi đi, và tâm ta vẫn giữ được sự tĩnh lặng muôn thuở của nó.
    Ý thức được rằng, ta không cần phải thỏa mãn những mong cầu mới có hạnh phúc, là một tự do rất lớn.

Thursday, September 17, 2020

cái nầy không thì cái kia không

cái nầy không thì cái kia không



Ngày xưa, người ta thường có quan niệm cho rằng một bức tranh đẹp là một bức tranh vẽ thật chính xác đối tượng của mình. Một nhà hoạ sĩ tài giỏi là người vẽ lại được cảnh vật hoặc người giống y như thật.
    Vào năm 1872 một họa sĩ người Pháp tên là Claude Monet, ông ta vẽ một bức tranh về cảnh mặt trời mọc ở vịnh Le Havre. Bức tranh này bị những nhà phê bình đương thời chỉ trích là nét vẽ thật luộm thuộm, mặt trời thì đỏ chói lại mờ ảo, bầu trời lại lù mù sương khói, và những bóng đen của các chiếc tàu trên biển thì quá tệ. Họ nói, tranh ông Monet vẽ không giống gì với lại cảnh bình minh ở vịnh Le Havre, và đặt tên cho ông là một nhà vẽ ấn tượng, impressionist.

Monday, September 14, 2020

Bài học Phật của một hoạ sĩ.

Bài học Phật của một hoạ sĩ.

Chairin Kim là một sinh viên tốt nghiệp và cũng là một hoạ sĩ vẽ tranh biếm hoạ.
Trong lúc cô Chairin đang theo học một lớp Phật học tại đại học Yale University, thì cơn đại dịch COVID bộc phát. Trong bài thi cuối, vị giáo sư yêu cầu mỗi người hãy chia sẻ về việc lớp Phật học này đã ảnh hưởng đến lối sống và sự suy nghĩ của họ như thế nào, trong thời gian cách ly.
Và cô Chairin đã nộp bài mình bằng những hình vẽ dưới đây, với tựa đề là "My Tiny Fraction of the World."



Thursday, September 10, 2020

Muốn chín những đóa hoa

muốn chín những đóa hoa

Có một vị giáo thọ Tây phương kể lại một kinh nghiệm về thiền tập của mình. Có lần anh tham dự một khóa tu thiền nhiều ngày. Vị thầy hướng dẫn là một thiền sư lớn tuổi người Nhật, ông thuộc dòng thiền Lâm Tế, và có một lối dạy rất thẳng và mạnh bạo. Phương pháp của ông là sử dụng công án.
Một câu trả lời tuyệt vời.
Công án, koan, là một câu hỏi hay vấn đề mà vị thiền sư đặt ra cho thiền sinh, và câu hỏi ấy không thể nào giải đáp bằng sự suy luận hay dùng lý trí được.
    Trong khóa tu ấy, vị thầy trao cho anh một công án nổi tiếng của ngài Bạch Ẩn Huệ Hạc, “Thế nào là âm thanh của tiếng vỗ một bàn tay?” Bổn phận của người thiền sinh là làm sao để lãnh hội cái ý nghĩa tinh yếu của công án được trao cho, và trình bày sự hiểu biết của mình lại với vị thầy.

Monday, September 7, 2020

chỗ dựa

chỗ dựa

Ngày bé, lần đầu tiên khi mới tập đạp xe là lúc mình 6 tuổi đang học lớp một. Khi ấy ba mình giữ cái yên xe cho mình đạp. Mình thì bé xíu, xe đạp thì to, nên mình cứ loi choi như con gà con. Ba chạy sau xe, tay giữ chặt yên, còn mình thì hớn hở nhằm phía trước mà tiến.
    Được một lúc ngoảnh lại không thấy ba đâu nữa (thì ra ông đã bỏ tay ra từ lúc nào). Sợ quá, mình loạng chọang suýt ngã. Nhìn mình hoảng hốt, ba bảo: “Đấy con thấy không, con tự đi được rồi, đâu cần ba phải giữ. Ba giữ cũng chỉ giúp con yên tâm thôi, tất cả là do con đấy chứ”.

Sunday, September 6, 2020

Tỳ kheo ni Soma

Tỳ kheo ni Soma

Một buổi sáng sớm, vị tỳ kheo ni Soma, sửa áo, đắp y và cầm bát đi vào thành Sàvatthi để khất thực. Sau khi khất thực xong Cô đi đến rừng Andha để ăn trưa. Cô đi sâu vào rừng, và đến ngồi dưới một gốc cây để nghỉ ngơi.
Khi ấy Ma vương muốn làm Tỳ kheo ni Soma hoảng sợ, muốn Cô từ bỏ sự độc cư tu tập, bèn đi đến và nói bài kệ:
Điều mà có thể chứng đạt
Bởi những bậc thánh nhân
Nơi ấy rất khó đạt đến
Người nữ với tuệ giác chỉ có hai tấc.
Không thể nào đạt đến!

Thursday, September 3, 2020

Sống với cái đau

Sống với cái đau

Tỳ Khưu Bodhi chia sẻ về cách Sư sống với căn bệnh đau đầu kinh niên, mạn tính, của ông. Nhưng tôi nghĩ, chúng ta cũng có thể ứng dụng những điều Sư chia sẻ vào những phiền não, khó khăn, có mặt thường xuyên trong cuộc sống của mình.