hãy tử tế với nhau.
Chánh niệm đã bị pha nhạt?
Ông Gil Fronsdal đã từng xuất gia và tu tập theo dòng thiền Tào Động của Suzuki Roshi, và được Truyền Pháp (dharma transmission) vào năm 1995. Và ông cũng đã tu theo truyền thống Vipassana của Phật giáo Nguyên thuỷ, dưới sự hướng dẫn của ngài U Pandita. Từ năm 1990, Frondal trở thành vị thầy giáo thọ thường trú tại trung tâm thiền Insight Meditation Center tại Mid-Peninsula ở thành phố Redwood, California.
--- oOo ---
Hỏi: Trong thời đại ngày nay, mọi người từ các giám đốc doanh nghiệp cho đến những vận động viên thể thao, nhận thấy thực tập chánh niệm, hay thiền tập, mang lại cho họ nhiều lợi ích. Và thường thì đạo Phật lại hoàn toàn bị loại bỏ ra ngoài sự thực tập ấy. Ông thấy điều ấy có một sự nguy hại nào không? Ví dụ, có gì ngăn chặn một vị giám đốc một doanh nghiệp, CEO, thực tập chánh niệm như là một phương tiện giúp gia tăng lợi nhuận cho mình, thay vì một mục tiêu đạo đức hay từ bi nào khác?
Lời chân thật phải tốt lành
Một tấm bảng trong cửa tiệm bên cạnh nhà tôi ghi:
Cẩn thận trong việc chọn lời nói của bạn
Giữ cho chúng ngắn gọn và dễ thương
Bạn không bao giờ biết rồi sẽ có một ngày
Những lời nào bạn sẽ phải nhận trả lại.
Chánh ngữ.
Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về việc vì sao đức Phật lại dành riêng một chi phần đặc biệt trong Bát chánh đạo cho sự nói năng chân chánh, tức chánh ngữ. Ngài có thể đơn giản hóa bằng cách nhập nó vào chung với chánh nghiệp, tức hành động chân chánh, cũng được vậy! Vì nói năng cũng là một hình thái của hành động.
Có thời gian tôi nghĩ có lẽ đức Phật để nó riêng ra là vì chúng ta nói nhiều quá. Nhưng rồi sau đó tôi đã đổi ý – vì biết cũng có một số người không nói gì nhiều hết.
Chỉ chánh niệm thôi, vẫn chưa đủ.
Vì sự thật là như vầy: chánh niệm tự nó không bao giờ có nghĩa là đủ hết tất cả.
theo hoa rụng về
Có một lần thiền sư Trường Sa đi dạo chơi trong núi trở về trể. Khi Ông về đến thiền viện, vị thủ tọa đứng chờ hỏi, “Thưa Thầy đi đâu về, tăng chúng đang chờ Thầy?” Trường Sa đáp, “Ta đi dạo trong núi chơi.” Vị thủ tọa hỏi, “Đến chỗ nào Thầy mới trở về?”
Ông đáp, “Những hoa anh đào trong rừng rất đẹp, trong khi bước theo nhìn, chúng dẫn ta đi vào thật sâu trong núi. Và có những hoa bồ công anh, và đóa hoa dại ba lá nở rộ trên cỏ, với những cánh bướm bay vờn bên trên, và khi say mê nhìn ngắm chúng, ta thấy con đường quay trở về nhà.” Thủy tùy phương thảo khứ, Hựu trục lạc hoa hồi.