https://open.spotify.com/episode/4r8zq8z9iAkK2HVF4sdngH?si=0kAVTT4AQ9SArzRQ4hLuDg
https://open.spotify.com/episode/67NTl3NbvXzB0a5l3yGwHQ?si=O2o6kbsrQXy8kXiys6o-2Q
https://open.spotify.com/episode/4r8zq8z9iAkK2HVF4sdngH?si=0kAVTT4AQ9SArzRQ4hLuDg
https://open.spotify.com/episode/67NTl3NbvXzB0a5l3yGwHQ?si=O2o6kbsrQXy8kXiys6o-2Q
biết nhiều chưa phải là hiểu sâu
Cách đây vài năm ông Nicholas Carr có viết một quyển sách nói về ảnh hưởng của Internet đối với sự phát triển bộ óc của chúng ta. Quyển sách có tựa đề “Sự nông cạn: Internet đang làm gì với bộ óc chúng ta” (The shallows: What the Internet is doing to our brain.).
Gián đoạn và xao lãng
Ông Nicholas Carr viết, “Bạn hãy tưởng tượng mình vừa đang đọc một quyển sách và cũng lại vừa cố gắng giải đáp một ô đố chữ (word puzzle), và đó là việc xảy ra mỗi khi chúng ta sử dụng internet.”
Theo ông thì mạng internet là một môi trường tạo nên những sự gián đoạn, ngắt quảng, phân tâm đối với ta. Ông chia sẻ, “Tôi ngồi xuống đọc một quyển sách, hoặc một bài viết dài nào đó, và sau khi đọc được chừng vài trang, đầu óc tôi bắt đầu muốn làm những gì nó vẫn thường làm mỗi khi lên internet: kiểm tra email, nhấp vào các đường links, vào google tìm kiếm, nhảy từ trang này sang trang khác…”
Tấm màn thác nước
Nếu bạn có dịp đến Nhật và ghé qua thăm tu viện Eiheiji, trước khi vào bạn sẽ thấy một chiếc cầu nhỏ tên là Hanshaku-kyo, có nghĩa là cây cầu Nửa Thìa. Ngày xưa khi thiền sư Đạo Nguyên dùng muỗng múc nước từ dòng sông này, ông chỉ lấy phân nửa mà thôi, phần còn lại ông trả cho dòng sông mà không phải đổ đi. Vì vậy mà cây cầu này có tên là Hanshaku-kyo, “Nửa Thìa.”
Thật khó mà hiểu lý do vì sao ngài Đạo Nguyên lại trả nửa phần nước ông đã múc trở lại với dòng sông. Việc làm đó nằm ngoài sự hiểu biết của chúng ta. Khi chúng ta cảm nhận được mình là một với dòng sông, tự nhiên chúng ta sẽ hành động y như ngài Đạo Nguyên. Thực tánh của ta là như vậy. Nhưng nếu thực tánh của ta bị những ý niệm như là tiết kiệm, hiệu quả xen vào làm che mờ, thì hành động của ngài Đạo Nguyên hoàn toàn vô nghĩa.
Sách nói: Một Chia Sẻ Về Sống Đẹp (nghe miễn phí)
cần bao nhiêu bước?
Đến rồi lại thấy không gì khác
Lúc mà ta không còn ý niệm về sự thành đạt trong việc mình làm, đó mới thật sự là thực hành.
Trong sự tu tập chúng ta làm nhưng không với một mục đích nào hết. Có thể chúng ta cảm nhận rằng mình đang làm một việc gì đó quan trọng, nhưng thật ra nó chỉ là một biểu hiện tự tánh của ta, nó đáp ứng với một ước vọng sâu kín nhất trong ta.
Nhưng ngày nào ta còn nghĩ rằng mình tu tập với mục đích để trải nghiệm một điều gì đó đặc biệt, thì sự tu tập ấy vẫn chưa được trọn vẹn.
Thực tại nào của ta?
Mấy năm trước đây, tôi và Joseph Goldstein có đi sang Calcutta để thăm một trong những vị thầy của chúng tôi là bà Dipa Ma. Bà ta lúc ấy cũng đã lớn tuổi lắm rồi, nên chúng tôi cũng muốn sang thăm bà càng sớm càng tốt. Thời gian thuận tiện cho chúng tôi ghé sang là giữa những khóa tu. Và điều ấy có nghĩa là chúng tôi sẽ đến Ấn độ ngay vào mùa mưa.
Khi bạn thiền tập, dù chỉ trong chốc lát, đó sẽ là một thời gian của vô hành (non-doing). Ðiều quan trọng là bạn đừng nên nghĩ rằng vô hành đồng nghĩa với không làm gì hết. Thật ra hai việc ấy rất khác biệt. Vấn đề là ta có tỉnh thức hay không. Ðó là cây chìa khoá.
Vô hành là một kinh nghiệm nội tại
Bề ngoài chúng ta thấy dường như có hai loại vô hành: một là không làm những việc gì bên ngoài và hai là những hành động nào không có một sự dụng công. Nhưng cuối cùng ta sẽ nhận thấy rằng cả hai chỉ là một. Cái kinh nghiệm nội tâm mới thật sự quan trọng.
Thiền tập gồm có việc tạo cho mình những giây phút dừng lại hết mọi hành động hướng ngoại và phát triển một sự tĩnh lặng. Lúc ấy ta không có một mục đích nào khác hơn là sống trọn vẹn với giây phút hiện tại. Không làm gì hết. Và có lẽ những giây phút vô hành ấy sẽ là một món quà quý báu nhất mà ta có thể tự ban cho mình.
chẳng đáng đâu
Trong nhà thiền có câu truyện về một chàng dũng sĩ, samurai, anh là một vệ
sĩ thân tín cho một vị lãnh chúa. Một đêm nọ, có một tên thích khách lẻn vào
bên trong cung và giết chết vị lãnh chúa. Chàng dũng sĩ vì trách nhiệm và
lời thề, anh phải đi tìm tên thích khách và trả thù cho chủ của mình.
Hành xử với tâm ý gì.
Sau mấy năm trời trèo non lội suối, cuối cùng anh tìm gặp được kẻ đã giết vị chủ của mình. Sau một trận đấu kiếm chết sống giữa đôi bên, chàng dũng sĩ đánh rơi gươm của tên thích khách và dồn hắn vào một góc tường.
Trong khi anh đưa gươm lên, sửa soạn giết hắn, thì bất ngờ hắn ngước lên và nhổ nước miếng vào mặt anh. Chàng dũng sĩ chợt dừng gươm lại. Anh ta đưa tay lên lau mặt, rồi từ từ tra gươm vào vỏ. Anh hét to và ra lệnh cho tên thích khách kia hãy cút đi cho mau!
Trung Tâm Thiện Đức
Một cái thấy chân thật là bước đầu tiên trên con đường tu học. Có thấy đúng ta mới có thể đi đúng hướng. Cái thấy của ta thường bị che lấp bởi cái tưởng của mình. Một cái thấy trong sáng, như mặt trời lên cao và tỏa sáng, với năng lượng của nó, những đóa hoa sẽ nở ra một cách tự động và tự nhiên.
The problem with view clinging is not that they are untrue, but that they are incomplete. They make one story become the only story
Trung Tâm Thiện Đức
Chia sẻ về tiến trình vận hành của pháp (dhamma), qua bài kinh Sáu Sáu. Tìm hiểu xem tiến trình tự nhiên này làm phát khởi lên một ý niệm về cái tôi, cái ngã, như thế nào. Và khi có “cái tôi” xuất hiện, một tiến trình thực và tự nhiên sẽ bị trở thành ảo, và gây nên những tạo tác đưa đến khổ đau.
The self is thus not something that 'exists', a noun that is a person, place, or thing, but is rather a process that occurs, an action better described by a verb.
Khoảnh khắc thứ ba
Một người lái xe cắt ngang bạn, bạn cảm thấy cơn giận nổi lên. Một đồng nghiệp được thăng tiến, mà bạn nghĩ rằng mình xứng đáng hơn, một làn sóng ganh tị ập đến. Một chiếc bánh ngọt trong cửa hàng vẫy gọi, bạn cảm thấy mình không cưởng lại được. Sự tức giận. Mất kiên nhẫn. Bất ngờ. Khao khát. Thất vọng. Một ngày của bạn bị dồn dập với đủ mọi thứ cảm xúc.
Những cảm xúc này thường là tiêu cực — và nếu như hành động theo chúng, bạn sẽ bị sai trật. Bạn cũng biết đó: một email mà đáng lẽ mình đừng nên gửi đi. Những lời cay cú mà phải chi ta đừng nên thốt ra. May mắn thay, sự việc không nhất thiết phải là như vậy. Bạn có thể nhận diện những cảm xúc tiêu cực trong giây phút ấy — và buông xả chúng.
mấy dặm không mây
Buổi tối qua khi tôi ra về trời cũng đã thật khuya! Bước ra ngoài, tôi thấy trăng vằng vặc sáng trên đầu. Con đường nhỏ tôi đi có ánh trăng đổ dài bóng cây. Không gian trời thu trong và mát lạnh. Những nốt nhạc lời thơ vẫn còn nhẹ rơi. Nhạc và thơ bao giờ cũng mang lại cho cuộc đời những niềm vui nho nhỏ bạn hả!
Sáng nay dậy sớm, pha một tách cà phê, ra ngồi sau nhà. Những giọt sương vẫn còn đọng trên lá cỏ. Không khí lạnh buổi sáng làm tách cà phê sáng nay của tôi thấy ấm hơn. Sáng nay, tôi muốn chia sẻ với bạn về vấn đề hạnh phúc.
Khi chung quanh là những khó khăn
Vào tuổi bây giờ, tôi nghĩ, hạnh phúc không còn có thể nằm trên mây hoặc là ở một nơi xa xôi nào đó. Hạnh phúc, tôi nghĩ, là một buổi sáng ngồi yên, là được nhìn một tia nắng lung linh vướng trong hạt sương, là pha một tách cà phê thơm uống cùng lá và mây. Là cứ mở lòng ra với những gì đang có mặt trong cuộc sống mình.
Chỉ có một Pháp
Khi có ai hỏi tôi rằng phương pháp thực tập của tôi là gì? Tôi đáp, "Pháp môn của tôi là buông xả, không nắm bắt."
Phương pháp thực tập thật ra chỉ đơn giản có vậy: buông xả, không nắm bắt, có những lúc tôi ý thức rằng mình đang bị dính mắc, và rồi không bị dính mắc, và cứ như vậy.
lắng yên
Trong kinh Phật có danh từ Đế thính, tức là lắng nghe một cách thật lòng, chú tâm và không thành kiến hay phê phán. Tôi nghĩ một trong những yếu tố của Đế thính là sự tĩnh lặng. Vì khi trong ta có một sự thinh lặng, lắng yên mình mới có khả năng nghe, và thấy, được những gì đang thật sự có mặt.
Có lẽ đức bồ tát Quán Thế Âm cũng nhờ lắng thật yên, thinh lặng, mà ngài có thể nghe được hết nỗi khổ của mọi loài.
Tôi thích đọc những đoạn văn ngắn của Krishnamurti, ông có một lối viết nhẹ nhàng và thường chen vào đó những cảm xúc của ông về thiên nhiên. Ông có một cái nhìn rất sâu sắc, thấy được sự kỳ diệu của sự sống trong những sự việc tầm thường hằng ngày: một con đường đất bụi, một buổi sáng mưa, một chiếc lá mùa thu hay một buổi chiều nhiều mây.
Rồi sẽ là trong sáng
Vài năm trước đây, tôi có được xem một hình hí họa, dán trên một tấm bảng thông tin ở một trung tâm thiền tập. Có một vị sư đang ngồi thiền cạnh một thiền sinh, vị sư quay sang nói nhỏ với anh thiền sinh, "Không có gì xảy ra nữa hết. Chỉ có vậy thôi!"
Theo tôi nghĩ thì mình chỉ thật sự có tự do và nghỉ ngơi khi ta có mặt trọn vẹn trong giờ phút này. Giờ phút này không có những bận rộn, không có những thúc hối, và cũng không có những căng thẳng như mình tưởng!
Thật ra, nếu bạn nhìn lại, trong giờ phút này thực tại chỉ là ta với những cảm xúc trong khi mình đang ngồi, nằm hoặc đi, đứng. Còn những thứ khác chỉ là những lo nghĩ, tưởng tượng của mình về giờ phút hiện tại này mà thôi. Mà những gì ta nghĩ tưởng thì chúng không hoàn toàn thật có.
Cũng là rác, cũng là hoa
Mắt thiền trong suốt, cùng ta, cùng người
Tế vi đọng thở, đọng lời
Tám muôn kinh chữ, nụ cười Duy Nhiên
Ngoạ Tùng Am
Minh Đức Triều Tâm Ảnh
Con đường toàn vẹn
Trong vài năm gần đây, tôi đã chọn sử dụng Kinh Thương Yêu, Metta Sutta, lời Phật dạy về sự tử tế, lòng thương yêu không phân biệt, làm căn bản thực tập. Tôi ưa thích bài Kinh Thương Yêu này vì tôi nghĩ rằng nó biểu hiện trọn vẹn cho con đường mà Đức Phật đã dạy.
Bài kinh mở đầu bằng một câu đầy hy vọng và nhiều cảm hứng như sau,“Đây là những điều nên được thực hành bởi những ai có hạnh tốt lành và thấy rõ con đường đạt tới an lạc.” Và tiếp theo, Phật chỉ dẫn cho ta về cách sống tử tế, an tĩnh tâm ý và phát huy tuệ giác.