Sunday, December 23, 2012
o Ai sẽ lo cho ta?
Ai
sẽ lo cho ta?
Có một lần, Phật đi dạo vào nơi cư trú của các Thầy để quan
sát. Phật thấy một thầy đang nằm một mình trong phòng dưới đất với
cơn bệnh kiết lỵ (dysentery) rất nặng. Vị thầy ấy nằm trên chính
phân và nước tiểu của mình. Phật hỏi các huynh đệ khác đâu, sao
không có ai săn sóc cho thầy? Vị thầy trả lời rằng vì ông không giúp
ích gì được cho ai, nên họ đã bỏ đi và để cho ông một mình đối phó với cơn bệnh
của mình.
Friday, December 14, 2012
o Vâng, Ông già Noel là có thật!
Vâng, Ông già Noel là có thật!
Lá thư trả lời của tờ The New York Sun viết cách nay đã hơn 100 năm, nhưng mỗi lần đọc lại tôi thấy vẫn còn mới tinh, sự thật ấy vẫn không hề thay đổi. Tôi nghĩ những lời chia sẻ ấy không phải chỉ nói về một ông Noel, mà có lẽ còn cho hết tất cả những điều kỳ diệu khác đang có mặt trong cuộc sống.
Xin được chia sẻ với các bạn, tất cả những Virginia ở mọi lứa tuổi.
--- oOo ---
Cháu được 8 tuổi. Một vài đứa bạn nhỏ của cháu nói rằng Ông già Noel không có thật. Ba cháu nói, “Nếu con đọc trên báo The Sun, tức là có thật.” Xin ông nói sự thật cho cháu biết, ông già Noel có thật hay không?
Virginia O’Hanlon
Cháu Virginia mến, những đứa bạn nhỏ của cháu đã lầm rồi. Chúng đã bị ảnh hưởng bởi cái tánh nghi ngờ của một thời đại có quá nhiều hoài nghi ngày nay. Chúng không tin trừ khi nào chúng phải thấy. Chúng nghĩ rằng, những gì mà đầu óc nhỏ bé của chúng không hiểu được là không thể nào có thật. Nhưng cháu biết không Virginia, tất cả những trí óc, dầu của người lớn hay trẻ con, đều là rất nhỏ bé. Trong cái vũ trụ bao la, rộng lớn này, sự hiểu biết của con người chỉ là một con kiến bé tí ti, so với cái thế giới vô tận chung quanh mình, thì làm sao ta có đủ trí thông minh để tiếp nhận hết tất cả những sự thật được.
Nếu như không tin vào Ông già Noel, thì thôi cháu cũng đừng tin vào những ông bụt, bà tiên nữa làm gì. Cháu có thể nói Ba cháu thuê người canh chừng xem Ông già Noel có trèo xuống những ống khói vào đêm Noel không, và cho dù nếu như cháu không thấy ai hết, nhưng việc ấy có chứng minh được điều gì chăng? Chưa ai thấy Ông già Noel bao giờ hết, nhưng cũng đâu có dấu hiệu gì chứng minh là không có Ông già Noel đâu!
Cháu biết không, những điều chân thật nhất trên cuộc đời này là những gì mà cả người lớn và trẻ con đều không thể thấy được. Cháu có bao giờ thấy những bà tiên chưa? Lẽ dĩ nhiên là không, nhưng đâu ai có thể chứng minh là các vị ấy không hiện hữu. Không ai có thể nhận thức hay tưởng tượng được những sự kỳ diệu có mặt trong thế giới này, chúng là những gì ta không thấy và cũng sẽ không thể nào thấy được.
Cháu có thể đập vở cái lục lạc đồ chơi trẻ con ra xem, và nhìn thấy được những gì bên trong đã tạo nên những âm thanh ấy. Nhưng có một tấm màn che phủ một thế giới vô hình mà cho dù một người khỏe nhất, hoặc là tất cả những người mạnh nhất trên thế giới này góp sức lại, cũng không thể nào vén mở lên được. Chỉ có niềm tin, thơ văn, tình thương, ước mơ... mới có thể vén mở được tấm màn ấy, và cho ta thấy được những điều kỳ diệu và nhiệm mầu đang nằm ở phía sau. Mà tất cả điều ấy là có thật hay không? Cháu biết không Virginia, trên tất cả thế giới này, không còn có gì là chân thật và chắc chắn hơn là điều ấy.
Ông già Noel, cám ơn trời đất, ông hiện hữu và vẫn sẽ còn có mặt mãi mãi. Một ngàn năm sau này, mà cháu biết không Virginia, 10 lần hơn thế nữa, 10,000 năm sau kể từ bây giờ, Ông già Noel vẫn còn có mặt và tiếp tục mang niềm vui đến cho những con tim của các trẻ thơ như cháu.
Nguyễn Duy Nhiên phỏng dịch
Wednesday, December 12, 2012
o nếu như có một ngày
nếu như có một ngày
Nếu như một ngày bạn cảm thấy mình muốn khóc...
Hãy gọi cho tôi
Tôi không hứa
Sẽ làm cho bạn cười vui
Nhưng tôi có thể khóc cùng với bạn…
Nếu như một ngày bạn muốn bỏ chạy đi thật xa
Đừng ngại gọi cho tôi
Tôi không hứa rằng sẽ khuyên bạn đừng bỏ đi
Nhưng tôi có thể đi cùng với bạn…
Nếu như một ngày bạn không còn muốn lắng nghe ai nữa hết
Hãy gọi cho tôi, và
Tôi hứa sẽ hoàn toàn lặng thinh
Nếu như lúc nào bạn cần
Hãy gọi
Và tôi sẽ đến cạnh bên…
Nhưng...
Nếu như một ngày bạn gọi
Mà không ai trả lời...
Hãy đến gặp tôi nhanh
Vì có lẽ, tôi đang rất cần có bạn…
Nhưng...
Nếu như một ngày bạn gọi
Mà không ai trả lời...
Hãy đến gặp tôi nhanh
Vì có lẽ, tôi đang rất cần có bạn…
If one day you feel like crying...
call me
I don't promise that
I will make you laugh
But I can cry with you…
If one day you want to run away
Don't be afraid to call me.
I don't promise to ask you to stop,
But I can run with you.
If one day you don't want to listen to anyone
call me and
I promise to be very quiet…
If you ever need me
Call
And I will be by your side…
But...
If one day you call
and there is no answer...
come fast to see me…
Perhaps I need you.
Robert J. Lavery
--- oOo ---
An ổn với thực tại
Bài thơ ấy có tựa là “If one day you call” của ông Robert J. Lavery, viết chia sẻ lại kinh nghiệm của mình khi đối diện với những mất mát rất lớn trong đời. Ông mất người con trai, cùng với sự ra đi của người bạn đời ba mươi hai năm vì chứng bệnh ung thư. Giữa những khổ đau to tát ấy, ông Lavery đã tìm thấy được sức mạnh của tình người, giúp ông vượt qua được những khó khăn.
Trong cuộc sống, có lẽ một điều mà chúng ta có thể giúp làm vơi bớt khổ đau cho nhau là một thái độ chấp nhận, không phê phán, không cần lời giải thích hay lý luận nào. Đôi khi đối diện trước những khó khăn, chúng ta không cần phải cố gắng làm gì thêm hay tìm một giải pháp nào để sửa đổi tình trạng. Vì có những lúc, không có một lời nói hay hành động nào là đầy đủ…
Sự có mặt của ta không phải để giúp làm thay đổi một điều gì. Nhưng ta có thể giúp nhau cảm thấy an ổn hơn để trở về có mặt với thực tại, bằng sự có mặt không phê phán của mình. Sự cảm thông của ta có thể tạo được một không gian an toàn và tin cậy, giúp nhau buông bỏ khổ đau bằng một thái độ chấp nhận những gì đang xảy ra, mà không sợ hãi.
Tôi nghĩ, có mặt trọn vẹn với thực tại là một phương thức hay nhất để chuyển hóa được những khó khăn của mình.
Một sự thật nhiệm mầu
Bạn biết không, trước những bất hạnh và các sự việc thương tâm xảy ra trong cuộc sống hằng ngày, đôi khi ta cảm thấy bất lực với một tình thương quá nhỏ bé của mình. Nhưng có những lúc ta cũng không cần phải vội làm gì, ta không cần tìm sự bình yên hay ngay cả một nụ cười, mà hãy cảm nhận thực tại cho thật sâu sắc. Vì chính khổ đau ấy có thể giúp ta thấy rõ và sâu sắc hơn được một sự thật rất nhiệm mầu.
Những trải nghiệm khó khăn có thể giúp cho cái tôi nhỏ hẹp của mình dễ vỡ ra hơn, cái nhìn được trong sáng hơn, tình thương được rộng lớn thêm hơn. Nếu như ta có thể thật sự cảm nhận và thấy rõ được rằng, trong cuộc sống này không có một khổ đau nào là chỉ của riêng ai...
Nhớ lại một bài viết ngày xưa, cũng để nhắc nhở nhau rằng chúng ta ai cũng có khả năng nuôi dưỡng hạnh phúc và san sớt khổ đau được cho nhau.
“…Khách khứ tăng vô ngữ
Tùng hoa mãn địa hương.”
(Khách về, tăng chẳng nói
Hoa thông rụng ngát vườn.)
Hoa Thông Rụng Ngát Vườn from Phap Than on Vimeo.
http://nguyenduynhien.blogspot.com/2011/12/video-hoa-thong-rung-ngat-vuon.html
Nguyễn Duy Nhiên
Thursday, November 22, 2012
o nước suối vẫn thơm
Nước suối vẫn thơm
Tạp chí Phật học Tricycle Magazine số mùa thu năm nay có đăng một bài viết của bà Linda Heuman, một biên tập viên của báo. Bà Heuman viết về một câu hỏi của bà trong một khóa tu, xin trích dịch lại đại ý của bài chia sẻ như sau:
“Mùa hè năm 2010, tôi có tham dự một khóa tu Dzogchen tại trung tâm Garrison Institute do thầy tôi, một vị lạt ma Tây tạng nổi tiếng, hướng dẫn. Ban ngày ông ban pháp thoại và vào buổi tối chương trình được nhường lại cho những vị giáo sư chuyên môn, các học giả uy tín cũng có tham dự trong khóa tu, thuyết giảng.
Sunday, November 18, 2012
Giai điệu ánh trăng
giai điệu ánh trăng
Sau khi Beethoven qua đời được vài năm, một nhà thơ người Đức, Ludwig Rellstab, đã so sánh những giai điệu mượt mà trong phần đầu của bài nhạc sonata ấy với ánh trăng trên mặt hồ Lucerne, Thụy Sỹ. Và từ đó bản nhạc này đã được mọi người biết đến dưới cái tên Moonlight Sonata, Sonata ánh trăng.
Và cũng có nhiều giai thoại về sự ra đời của bài sonata này.
Nữ bá tước Guicciardi
Một giai thoại là lúc ấy Beethoven đang sống ở thành phố Vienna, nước Áo. Để mưu sinh, ngoài việc sáng tác, Beethoven còn dạy nhạc cho con gái của các nhà quý tộc.
Beethoven xấu trai nhưng lại mang một trái tim nghệ sĩ và đa tình. Ông đem lòng yêu thương một người học trò của mình là nữ bá tước Julie Guicciardi. Cô thiếu nữ dường như cũng biết tình cảm của Beethoven dành cho mình, nhưng cô chỉ im lặng, khiến Beethoven càng thêm hy vọng.
Một hôm, Beethoven lấy can đảm và ngỏ lời với Julie dưới vòm hoa nhà cô vào một buổi tối sau khi dạy xong. Nhưng cô đã từ chối tình cảm của ông.
Đêm hôm đó Beethoven đã lang thang một mình trong thành Vienna. Ông đứng trên cây cầu bắt ngang trên dòng sông Danube. Trăng đêm ấy rất sáng. Beethoven như tỉnh giấc khi một mình đứng yên trong một không gian tĩnh lặng ngập tràn ánh trăng lấp lánh trên dòng sông Danube huyền ảo. Và ông đã viết bài sonata ấy tặng cho Julie Guicciardi.
Một cô gái nhà nghèo
Và cũng có một giai thoại khác về xuất xứ của bài nhạc này. Một buổi tối mùa đông, Beethoven cùng đi dạo với một người bạn. Thành phố nhỏ với những con đường lát đá như huyền ảo dưới ánh trăng thật sáng. Đang đi, hai người bổng nghe thoáng có tiếng đàn piano thanh thoát vang ra từ hướng một ngôi nhà nhỏ, trong một xóm tối tăm và nghèo nàn. Beethoven dừng lại, lắng nghe một hồi rồi nói với người bạn, "Bài ấy là một bài nhạc sonata của tôi. Người nhạc sĩ nào đang chơi bài ấy cũng khá giỏi đó!"
Đột nhiên tiếng đàn im bặt và có giọng nói của một người con gái trẻ, "Em không chơi nữa đâu. Bài nhạc tuyệt hay mà em không thể nào diễn đạt được. Em ước gì mình được một lần đi nghe buổi hòa nhạc do ông Beethoven trình diễn!" Một giọng nam của người anh nói với em gái mình, "Em cũng biết là chuyện đó sẽ không bao giờ có thể xảy ra. Chúng mình nghèo quá mà. Tiền có đâu mà lấy đi xem!"
"Xin lỗi anh," Beethoven nói, "Ta đi ngang qua đây và nghe tiếng piano đàn rất hay. Ta cũng là một nhạc sĩ. Ta muốn được chơi vài bài để tặng mọi người có được không?"
Người anh ngại ngùng nói, "Chiếc piano của chúng tôi quá cũ, và mình cũng không có một tập nhạc nào cho ông chơi." Beethoven ngạc nhiên, "Không có tập nhạc? Thế làm sao em của anh lại có thể..." Ông dừng lại vì chợt khám phá ra rằng người con gái ấy bị mù. Người con gái hổ thẹn đáp, "Cháu chỉ lắng nghe người ta tập nhạc mỗi ngày rồi cứ bắt chước theo. Cháu yêu nhạc lắm."
Beethoven nghe vậy, bước đến bên chiếc piano ngồi xuống và ông bắt đầu chơi. Ông đàn theo ngẩu hứng của mình, những ngón tay tự tuôn theo cảm xúc trào dâng của một người nhạc sĩ thiên tài. Tiếng nhạc rơi từng nốt, lúc nhẹ nhàng thanh thản như ánh trăng, lúc lại dào dạt, mênh mông như dòng sông Danube. Tiếng đàn nhẹ bổng bay cao vượt lên trên mọi vất vả, lo toan, muộn phiền của cuộc sống, không còn những mảnh đời khổ lụy, không có số phận bi thương, không còn những nỗi tuyệt vọng. Tất cả bây giờ là một thế giới lung linh, kỳ ảo như trong một trang truyện cổ tích thần tiên. Ánh trăng như đọng lại rơi xuống trong không gian tĩnh lặng thành những giọt sáng.
Hai anh em lặng yên say mê lắng nghe tiếng đàn huyền diệu của Beethoven. Bài nhạc vừa dứt, người con gái thốt lên, "Ông đàn hay quá! Bài nhạc thật tuyệt vời! Thưa ngài, ông là ai?" "Cô hãy nghe bài này!" Beethoven chơi một trong những bài sonata của mình. Người con gái thốt lên mừng rở, "Cháu biết rồi! Ông là ngài Beethoven. Cháu sung sướng quá đi thôi!"
Lúc ấy ngọn nến trên bàn cũng cháy hết và tắt ngúm. Người bạn của Beethoven bước đến cửa sổ và vén chiếc màn ra, ánh trăng ngoài sân lùa vào ngập tràn căn phòng nhỏ. Beethoven tiếp tục chơi một bài nhạc khác với tất cả tâm hồn mình, những nốt nhạc tuông chảy nhẹ nhàng, mượt mà và trong sáng như ánh trăng. Và rồi ông dừng lại.
"Cháu thành thật cám ơn lòng tốt của ông," người con gái mù nói, "Xin ông lại ghé qua chơi với chúng cháu." "Ta sẽ trở lại thăm và dạy cho cô chơi đàn," Beethoven đáp.
Beethoven giả từ ra về. Trên đường đi ông quay sang nói với người bạn, "Tôi cần về nhà ngay bây giờ để ghi chép lại bài sonata mới ấy."
Mặt nước không xao
Giai thoại nào cũng hay phải không bạn. Những tác phẩm lớn lại thường có những câu truyện cũng huyền thoại như chính nó. Và có lẽ những giai thoại ấy chỉ muốn nói rằng, giữa những hệ lụy, khổ đau của cuộc sống lại thường làm phát sinh nên những tác phẩm, những sáng tạo lớn. Khổ đau không làm mờ nhạt đi những cái hay và chân thật của cuộc đời, mà nhiều khi lại còn giúp ta nhìn lại những cái đẹp của cuộc sống và làm chúng được tỏ sáng thêm hơn. Như những ánh trăng rơi trên một mặt hồ lặng trong và chưa từng một lần bị xao động,
Trúc ảnh tảo giai trần bất động.
Nguyệt xuyên hải để thủy vô ngân
Bóng trúc quét sân trần chẳng động
Vầng trăng xuyên biển nước không xao
Nguyễn Duy Nhiên
Thursday, October 25, 2012
o thu về lối nhỏ
thu về lối nhỏ
Vào tháng này nơi vùng tôi ở, bạn khó có thể nào đi bộ trên đường mà không phải dừng lại. Sáng nay ở cạnh sở làm, con đường nhỏ mỗi ngày tôi vẫn thường đi, phủ đầy ngập lá vàng. Những ngày mưa vừa qua làm những chiếc lá rơi rụng xuống nên một tấm thảm sắc màu phủ kín con đường nhỏ, khuất lấp lối đi.
photo by DNhien |
Friday, September 21, 2012
o Quay lại để vượt qua
Quay lại để vượt qua
Không
gian chung quanh tôi toàn là những đóa hoa dại với các màu rất sặc sở nổi bật xuyên
qua rừng lá. Những thảo mộc vùng này có
đủ loại và nhiều mầu sắc khác nhau. Sự sống
nơi đây rất là phì nhiêu và đầy sinh lực, có lẽ để đền bù lại cho một mùa xuân
ngắn ngủi.
Saturday, September 8, 2012
o Một niềm tin hạnh phúc
một niềm tin hạnh phúc
Và chúng ta thường hiểu rằng, đức Phật dạy ta đừng bao giờ nên tin vào một điều gì hết, chỉ những gì tự chính bản thân mình đã chứng nghiệm rồi thì ta mới có thể tin.
Thật ra đó cũng chính là lời Phật dạy, nhưng có phải trong kinh Kalama đức Phật chỉ chia sẻ với chúng ta chỉ có bấy nhiêu đó thôi chăng?
Xem Tiếp > http://phapbao.org/mot-niem-tin-hanh-phuc/
Wednesday, September 5, 2012
Sunday, September 2, 2012
o Mạng internet và quyển sách
mạng internet và quyển sách
Cách đây vài năm ông Nicholas Carr có viết một quyển sách nói về ảnh hưởng của Internet đối với sự phát triển bộ óc của chúng ta. Quyển sách có tựa đề "Sự nông cạn: Internet đã làm gì đến bộ óc chúng ta" (The shallows: What the Internet is doing to our brain.).
Tuesday, August 28, 2012
o Dừng lại để biết thương
dừng
lại để biết thương
Cách đây vài năm, ông Daniel Goleman, một
nhà tâm lý học, có kể lại một thử nghiệm do trường đại học Princeton
Theological Seminary tại New Jersey thực hiện. Họ muốn tìm hiểu
tại sao trong cuộc sống, chúng ta có nhiều cơ hội để giúp người khác, nhưng có
lúc ta làm và có khi lại không?
Monday, August 27, 2012
o Nguyễn Duy Nhiên mp3
Bài đọc - Mắt ngắm trăng được nghỉ
Người đọc - Trang Nhà Liên Phật Hội
Mắt ngắm trăng được nghỉ
Bài đọc - Tôi không tìm an lạc nữa
Người đọc - Tác giả
Tôi không tìm an lạc nữa
Người đọc - Tác giả
Mắt mở vẫn say nồng
Bài đọc - Ấm một bình minh
Người đọc - Tác giả
Ấm một bình minh
Bài đọc - Nuôi dưỡng một bình yên
Người đọc - Tác giả
Nuôi dưỡng một bình yên
Bài đọc - Hoa Thơm Rụng Ngát Vườn
Người đọc - Tác giả
Hoa thơm rụng ngát vườn
o
Bài đọc - Không dừng lại và cũng không vội vã.
Người đọc - Diệu
Hòa
Bài đọc - Ngã giữa ngàn hoa thu
Người đọc - Diệu Hòa
Nga giua nganhoa thu - Dieu Hoa doc.mp3
Bài đọc - Một Hạnh Phúc Không Đổi thay
Người đọc - Vũ Đàm
01 Một hạnh phúc không đổi thay
02 Một hạnh phúc không đổi thay
03 Một hạnh phúc không đổi thay
Bài đọc – Đừng nên Giữ lại
Người đọc - Trọng Nghĩa, Mộng Lan
Đừng nên giữ lại
Bài đọc – Sống Thật Với Mình
Người đọc - Vũ Đàm
Bài đọc - Sống thật với mình
Bài đọc – Buông Bỏ, Như Cánh Chim Trong Gió Lớn
Người đọc - Trọng Nghĩa, Mộng Lan
Bài đọc - Như cánh chim trong cơn gió lớn
Bài Đọc – Chiếc Bình Bát Của Ta
Người đọc - Vũ Đàm
Bài đọc -Chiếc Bình Bát Của Ta
Bài Hát – Ngưng Lặng Soi Lại Mình
Ngung Lang Soi Lai Minh.mp3
Trình bày - Quế Hương
Bài hát "Ngưng Lặng Soi Lại Mình" của Quế Hương, cảm hứng từ bài viết đừng lỗi hẹn với thực tại
Thursday, August 16, 2012
o Sách Nguyễn Duy Nhiên
Hơi Thở của Phật
Tác Giả: Nguyễn Duy Nhiên
Còn nương tựa thì còn dao động
Tác Giả: Nguyễn Duy Nhiên
"Có một vị thiền sư nói rằng, trong đạo Phật sự tu tập không phải là một sự rèn luyện để ta được trở thành một cái gì đó, cho dù đó là tốt đẹp hơn, mà tu tập là một sự buông bỏ để ta không trở thành một cái gì hết. Vì hể còn trở thành một cái gì là nó vẫn còn cần có sự nương tựa, mà "Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có dao động thì có khinh an. Có khinh an thì không có thiên về. Không có thiên về thì không có đến và đi; không có đến và đi thì không có diệt và sanh; không có diệt và sanh thì không có đời này, không có đời sau, không có đời ở giữa. Ðây là sự đoạn tận khổ đau." (Kinh Phật Tự Thuyết - Udàna).
Đức Phật Bên Trong
Biên Dịch: Nguyễn Duy Nhiên
Thiền sư Shunryu Suzuki (1905-1971) là một hậu duệ trực tiếp của thiền sư Đạo Nguyên, người đã mang thiền Tào Động (Soto) từ Trung Hoa vào Nhật Bản. Đối với những đệ tử của thiền sư Suzuki thì quyển sách này là tâm căn bản của ông. Bản tâm ấy cũng chính là Thiền tâm, cũng là tâm của vị sư phụ ông, tâm của ngài Đạo Nguyên, của những vị tổ muôn đời trước truyền xuống, không gián đoạn từ đời đức Phật cho đến hôm nay. Và đối với người bình thường thì quyển sách này cũng có thể xem như là một thí dụ về những lời chỉ dạy, lời hướng dẫn của một vị thiền sư cho học trò mình.
Ba mươi ngày Thiền Quán
Kinh nghiệm Thiền Quán
Thiền Phật Giáo và Tâm Thức Học
Đừng Làm Gì Hết, Hãy Ngồi Yên
Tác Giả: Nguyễn Duy Nhiên
Quyển sách này gồm những bài viết chia sẻ những kinh nghiệm thực tập theo lời Phật dạy về một lối sống an lạc và hạnh phúc trong cuộc sống hằng ngày. Giáo Pháp của Phật vừa là chân lý mà cũng vừa là con đường dẫn ta đi đến nơi đó. Ngàn năm qua con đường xưa vẫn còn đây, đức Phật vẫn còn có mặt với chúng ta qua giáo Pháp và lời dạy của Ngài. Bước đi theo con đường an lạc và tỉnh thức ấy, ta có thể sẽ cảm nhận được rằng “hơi thở của đức Phật bao giờ cũng vẫn có mặt trong mỗi hơi thở của ta…”
Quyển sách này có 3 phần: Phần I - Đừng Nên Giữ Lại, chia sẻ những kinh nghiệm thực tập theo lời Phật dạy áp dụng vào cuộc sống hằng ngày; Phần II - Đức Phật Dạy Những Gì?, gồm những chia sẻ của các nhà học Phật, các vị giáo thọ về những hiểu biết, khám phá của mình về lời Phật dạy; Phần III - Tình Thương Trong Bao Giấy, vài mẩu chuyện ngắn đời thường, như những hạt sương Pháp, nhắc nhở chúng ta biết tiếp xúc với những hạnh phúc nhỏ trong cuộc sống.
Quyển sách này có 3 phần: Phần I - Đừng Nên Giữ Lại, chia sẻ những kinh nghiệm thực tập theo lời Phật dạy áp dụng vào cuộc sống hằng ngày; Phần II - Đức Phật Dạy Những Gì?, gồm những chia sẻ của các nhà học Phật, các vị giáo thọ về những hiểu biết, khám phá của mình về lời Phật dạy; Phần III - Tình Thương Trong Bao Giấy, vài mẩu chuyện ngắn đời thường, như những hạt sương Pháp, nhắc nhở chúng ta biết tiếp xúc với những hạnh phúc nhỏ trong cuộc sống.
Còn nương tựa thì còn dao động
Tác Giả: Nguyễn Duy Nhiên
Đức Phật Bên Trong
Biên Dịch: Nguyễn Duy Nhiên
Đức Phật Bên Trong là một tập sách nhỏ góp nhặt những bài viết đăng trên các báo Phật học Tây phương. Đây là những bài viết của các vị giáo thọ tu sĩ và cư sĩ, cũng như những vị thiền sinh đã hành thiền nhiều năm, chia sẻ những kinh nghiệm tu học, thiền tập của mình. Những bài viết tuy đơn giản, nhưng rất sâu sắc và thực tiễn, có thể giúp chúng ta áp dụng vào con đường tu học thiền tập của chính mình.
Lãnh vực chuyên môn của ông là nghiên cứu về sự ảnh hưởng của thân và tâm trong việc chữa bệnh, cũng như sự áp dụng của thiền tập và chánh niệm vào đời sống hằng ngày. Trong quyển sách này, tác giả giúp mở những cánh cửa đơn sơ để ta bước vào và tiếp xúc với bản chất của thiền tập chánh niệm, cũng như những áp dụng cụ thể của nó trong cuộc sống hằng ngày. Và cùng một lúc, quyển sách này cũng cung cấp cho những ai đã và đang thực tập thiền quán, muốn mở rộng đào sâu và củng cố ước vọng muốn sống một cuộc đời tỉnh thức và minh triết.
Mỗi bài viết như một người bạn thân, đóng góp với ta những phương cách thực tập, cũng như chia sẻ các kinh nghiệm chuyển hóa những khó khăn rất cụ thể trên con đường tu học. Xin được giới thiệu đến quý bạn, hy vọng những chia sẻ này có thể giúp ta được phần nào trên con đường tìm và tiếp xúc lại với đức Phật bên trong.
Qua nhiều năm tự mình thực hành con đường tu tập, dịch giả Nguyễn Duy Nhiên đã có rất nhiều đóng góp trong việc chuyển dịch các tác phẩm nổi tiếng của những bậc thầy ngoài nước sang Việt ngữ và được rất nhiều người biết đến. Anh cũng đã dày công sưu tập các bài viết hay và đưa vào tuyển tập này, cung cấp cho người đọc một cái nhìn khá toàn diện về sự tu tập trong cuộc sống thường ngày.
Sách không đề cập nhiều đến các vấn đề sâu xa, trừu tượng, mà hầu hết là những bài viết đề cập đến các phương pháp thực hành đơn giản, hiệu quả, giúp chúng ta có thể có được niềm vui ngay trong cuộc sống bộn bề này.
Thiền Quán Thực Hành
Tác Giả: Nguyễn Duy Nhiên.
Chánh Niệm, Thực Tập Thiền Quán
Người Dịch: Nguyễn Duy Nhiên.
Đây là một dịch phẩm từ quyển "Mindfulness in Plain English" của thiền sư Gunaratana. Ðây là lời giới thiệu của ông về quyển sách này, "Mục đích của quyển sách này là trình bày phương pháp thực hành thiền quán vipassana. Tôi lặp lại, phương pháp thực hành. Ðây là một kim chỉ nam thiền tập, là những lời hướng dẫn chi tiết, từng bước từng bước một cho phương pháp thiền quán (insight meditation).
Tôi thấy chúng ta đã có khá nhiều những quyển sách bàn về các khía cạnh triết lý và lý thuyết của thiền tập Phật giáo. Có nhiều quyển rất hay. Nhưng đây là một quyển sách viết về thực hành. Tôi viết quyển sách này cho những người muốn thực tập thiền quán, và nhất là cho những ai muốn bắt đầu ngay bây giờ.
Ý định của tôi là muốn trao cho bạn những dữ kiện căn bản cần thiết, để giúp bạn có thể bắt đầu cho suôn sẻ. Ðây là những quy luật nền tảng và căn bản mà tôi muốn chia xẻ với bạn. Hiểu rõ được những gì tôi trình bày trong quyển sách này, sẽ giúp bạn tiến được những bước thật xa trên con đường thiền tập."
Hạnh Phúc và Con Ðường Tu Học
Tác Giả: Nguyễn Duy Nhiên.
Trong quyển Hạnh Phúc và Con Ðường Tu Học, anh Nguyễn Duy Nhiên chia sẻ những kinh nghiệm, những đóng góp, và cảm nghĩ của mình về con đường tu học. Trong quyển sách này, anh ghi chép lại những hạnh phúc mà chúng ta tiếp xúc được trên con đường tu học, cũng như những khó khăn mà chúng ta có thể gặp phải. Những vấn đề anh chia sẻ rất thực tiễn, từ những việc rất cụ thể như là sự nghiệp, công việc làm ăn, lòng ham muốn... cho đến những thực tập về chánh niệm, sống trong hiện tại, an lạc và giải thoát. Những chia sẻ và cảm nghĩ của anh được gói ghém qua hình thức của một lá thư gởi cho một tu sĩ thân quen.
Tứ Vô Lượng Tâm
Người Dịch: Nguyễn Duy Nhiên.
Qua quyển Tứ Vô Lượng Tâm, tác giả đã mang phương pháp thiền tập cổ truyền Từ Bi Quán đem áp dụng vào trong thời đại của chúng ta ngày nay. Từ Bi Quán là một phương pháp tu tập rất mầu nhiệm, giúp ta có thể tiếp xúc được với con tim đầy thương yêu và tỏa sáng trong mỗi chúng ta. Quyển sách này chứa đựng nhiều mẩu chuyện thú vị, đầy tuệ giác, cũng như những bài tập thiền quán rất cụ thể.
Tác Giả: Nguyễn Duy Nhiên.
Lời Kinh Xưa Buổi Sáng Này là một tuyển tập gom lại những bài viết, chia xẻ những kinh nghiệm, những thực tập, cố gắng đem lời Phật dạy áp dụng vào đời sống hằng ngày, của tác giả Nguyễn Duy Nhiên. Ðây là những bài viết chia sẻ về những vấn đề cụ thể, những khó khăn, những hạnh phúc trên con đường tu tập.
Trái Tim Thiền Tập
Thiền Quán, Con đường hạnh phúc
Thiền Quán, Con Ðường Hạnh Phúc (It's Easier Than You Think) là một quyển sách vui tươi và rất dễ đọc. Tác giả trình bày giáo lý của đức Phật và phương pháp tu tập, bằng các mẩu chuyện về những kinh nghiệm trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
Bà Sylvia Boorstein là một nhà tâm lý trị liệu (psychotherapist) và cũng là một giáo thọ nổi tiếng trong cộng đồng tu học của người Tây Phương. Trong quyển sách này, tác giả trình bày tuệ giác của Tứ Diệu Ðế, Bát Chánh Ðạo, Ngủ Trần Cái... một cách rất cụ thể và dễ hiểu. Tác giả hướng dẫn ta bước từng bước một đi theo con đường của Phật, con đường của Thiền Quán, Chánh Niệm. Con đường hạnh phúc ấy, nó dễ dàng hơn là bạn nghĩ. Giữa những bận rộn, chật vật hằng ngày, chúng ta thường dễ đánh mất mình trong những nỗi lo lắng, buồn phiền. Chúng ta quên rằng ta có khả năng sống hạnh phúc giữa sóng gió của cuộc đời.
Nơi Ấy Cũng Là Bây Giờ và Ở Ðây
Thiền Tập Áp Dụng Vào Ðời Sống Hằng Ngày
Dịch từ quyển Wherever you go, There you are của Jon Kabat-Zinn. Ông là sáng lập viên cũng như giám đốc của Stress Reduction Clinic tại University of Massachusetts Medical Center, và cũng là giáo sư diễn giảng y khoa trong ngành Preventive and Behavioral Medicine.
Có lẽ đó chính là điểm thành công nhất của Nguyễn Duy Nhiên khi anh tuyển dịch tập sách này.
Một Hạnh Phúc Không Đổi Thay
Tác Giả: Nguyễn Duy Nhiên
Trong quyển sách này tác giả chia sẻ về những kinh nghiệm thực tập thiền quán trong đời sống hằng ngày, đóng góp những cái nhìn, suy tư về một lối sống chánh niệm. Đây là tuyển tập của những bài viết ngắn chia sẻ về những lối sống hạnh phúc, thực tập chánh niệm giữa một đời sống bận rộn trong gia đình ngoài xả hội.
Một cái nhìn sâu sắc sẽ đưa ta đến một tình thương rộng lớn, và đó cũng là một hạnh phúc mà sẽ không bao giờ đổi thay.
Thiền Quán Thực Hành
Tác Giả: Nguyễn Duy Nhiên.
Phương pháp thiền tập được xuất phát từ phương Đông nhiều ngàn năm trước đây, sau khi được truyền sang phương Tây đã trở thành một phương pháp thực tập được nhiều người yêu thích, và thiền tập đã thực sự mang lại những lợi ích lớn lao cho cuộc sống hằng ngày của họ. Chính điều này đã tạo điều kiện sản sinh ra hàng loạt các trung tâm thiền tập tại các nước phương Tây, với nhiều bậc thầy danh tiếng đã từng sang phương Đông tham học tại các nước như Ấn Độ, Miến Điện, Tích Lan...
Sự kết hợp chiều sâu tư tưởng phương Đông với khả năng phân tích, phán đoán khoa học của phương Tây đã mang lại cho thiền tập một sắc thái mới, được thể hiện qua sự hướng dẫn thiền tập rất dễ hiểu, dễ thực hành của các vị giáo thọ người phương Tây.
Trong tập sách này, “Don't Just Do Something, Sit There” của bà Sylvia Boorstein, một nữ giáo thọ danh tiếng tại Hoa Kỳ, sẽ trình bày với bạn đọc những hướng dẫn chi tiết cho một khóa thiền tập cụ thể. Hy vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị cho những ai muốn tìm đến với thiền như một phương pháp thực tiễn để đạt được niềm vui trong cuộc sống.
Người Dịch: Nguyễn Duy Nhiên.
Xin được giới thiệu đến các bạn một quyển sách chỉ dẫn phương pháp thực tập chánh niệm và thiền quán vipassana rất cụ thể và dễ hiểu.
Hạnh Phúc và Con Ðường Tu Học
Tác Giả: Nguyễn Duy Nhiên.
Ðây là một quyển sách nhỏ, dễ đọc và rất thú vị. Anh viết "Con đường tu học là một con đường hạnh phúc...", chúng tôi xin được giới thiệu đến các bạn quyển sách mới này của anh Nguyễn Duy Nhiên viết về một con đường hạnh phúc.
.
Tứ Vô Lượng Tâm
Phương Pháp Chuyển Hoá Sợ Hải và Khổ đau
Người Dịch: Nguyễn Duy Nhiên.
Ðây là một quyển sách rất có giá trị cho sự thực tập, xin được giới thiệu đến các đọc giả. Dịch từ quyển "Loving-Kindness Meditation: Learning to Love Through Insight Meditation " của bà Sharon Salzberg.
Lời Kinh Xưa Buổi Sáng Này
Tác Giả: Nguyễn Duy Nhiên.
Sau đây là một đoạn ngắn trong lời mở đầu của tác giả: "Buổi sáng nay nắng ấm trên con đường nhỏ thiền hành. Thầy dạy chúng tôi rằng hạnh phúc nằm ở mỗi bước chân đi, chứ không phải là một nơi nào mình sẽ đến. Lời kinh xưa, sáng nay Sư Ông và Thầy đọc cho nghe, thấy trong như mây trên cao, ấm như nắng ngoài vườn, và cũng là những gì tôi có thể nắm bắt được, trong khi hai chân vẫn đứng vững vàng trên mặt đất."
Mỗi bước chân đi của ta là một hạnh phúc nhỏ.
Trái Tim Thiền Tập
Từ Chánh Niệm đến Từ Bi và Tuệ Giác
Người Dịch: Nguyễn Duy Nhiên.
Trong Trái Tim Thiền Tập, bà Sharon Salzberg trình bày những mẫu truyện nhỏ về cuộc đời tu tập thiền quán của bà trong hơn hai mươi năm qua. Những câu truyện lý thú, mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, có thể làm ngọn hải đăng, niềm tin cho những ai đang bước đi trên con đường tu tập. Bà Sharon khai mở cho ta thấy rằng, hạnh phúc nằm ở nơi khả năng thương yêu và hiểu biết của mình. Và khả năng ấy có thể phát triển bằng sự thực tập chánh niệm. Tâm từ bi và tuệ giác có sẵn trong mỗi người chúng ta, nó bao la và rộng lớn hơn mình nghĩ. Qua sự tu tập thiền quán ta sẽ nhận thấy được sự sống của mình hoàn toàn có liên hệ với mọi sự sống khác chung quanh ta. Sự sống ấy không có giới hạn. Nó giúp ta có thể đối diện với bất cứ một tình cảnh nào trong cuộc đời mà không hề sợ hãi. Trong quyển sách này, bà Sharon Salzberg chỉ cho ta thấy trái tim của thiền tập là chánh niệm, và nó sẽ dẫn ta đến bến bờ của từ bi và tuệ giác.
Dịch từ quyển "A Heart as Wide as the World" của bà Sharon Salzberg, một sáng lập viên của Trung tâm thiền tập Insight Meditation Society tại Barre, tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ.
Thiền Quán, Con đường hạnh phúc
Người Dịch: Nguyễn Duy Nhiên.
Bà Sylvia Boorstein là một nhà tâm lý trị liệu (psychotherapist) và cũng là một giáo thọ nổi tiếng trong cộng đồng tu học của người Tây Phương. Trong quyển sách này, tác giả trình bày tuệ giác của Tứ Diệu Ðế, Bát Chánh Ðạo, Ngủ Trần Cái... một cách rất cụ thể và dễ hiểu. Tác giả hướng dẫn ta bước từng bước một đi theo con đường của Phật, con đường của Thiền Quán, Chánh Niệm. Con đường hạnh phúc ấy, nó dễ dàng hơn là bạn nghĩ. Giữa những bận rộn, chật vật hằng ngày, chúng ta thường dễ đánh mất mình trong những nỗi lo lắng, buồn phiền. Chúng ta quên rằng ta có khả năng sống hạnh phúc giữa sóng gió của cuộc đời.
Quyển sách này có thể được xem như một người bạn thân trong cuộc đời, hãy mở ra và đọc, bạn sẽ thấy con đường hạnh phúc, thảnh thơi bao giờ cũng vẫn nằm trước mặt bạn. Con đường hạnh phúc ấy có mặt khắp mọi nơi trong cuộc sống, ngay cả bây giờ và ở đây
Nơi Ấy Cũng Là Bây Giờ và Ở Ðây
Thiền Tập Áp Dụng Vào Ðời Sống Hằng Ngày
Người Dịch: Nguyễn Duy Nhiên.
Nơi đây, trong những chương ngắn, tác giả đặt trọng tâm vào tinh thần của chánh niệm, trong cả hai lãnh vực: sự tu tập nghiêm túc theo quy củ và sự cố gắng đem phương pháp thực tập áp dụng vào mọi phương diện của cuộc sống.
Thiền Tâm, Sơ Tâm
Phương pháp thiền Tào Ðộng dưới sự hướng dẫn của thiền sư Suzuki
Người Dịch: Nguyễn Duy Nhiên.
Thiền sư Suzuki thuộc trường phái Thiền Tào Động nên phương pháp tu học của ông rất chú trọng đến việc ngồi thiền. Đối với ông ngồi thiền và giác ngộ chỉ là một. Trong quyển sách này, thiền sư Suzuki sẽ dạy cho chúng ta thế nào là phương pháp tu tập, và là một thiền sinh chúng ta cần phải có một thái độ nào, một sự hiểu biết nào. Đây là một quyển sách của những người muốn thực hành. Có những đoạn hơi tối nghĩa, nhưng bạn nên tự hỏi vì sao ông lại nói điều ấy. Bạn hãy cẩn trọng và nhớ lời nhắn nhủ của ông, “Cho dù bạn đã đọc nhiều về thiền, bạn hãy đọc mỗi câu trong quyển sách này với một tâm tĩnh lặng. Đừng bao giờ nghĩ rằng ‘Tôi đã biết thiền là gì rồi.’ Vì đây cũng là một bí quyết cho mọi nghệ thuật: luôn luôn làm một người mới bắt đầu." Thiền sư Đạo Nguyên gọi đó là Sơ Tâm.
Ba mươi ngày Thiền Quán
Kim chỉ nam thiền Vipassana (Minh Sát Tuệ)
Người Dịch: Nguyễn Duy Nhiên.
Quyển sách nầy ghi lại những bài giảng, lời chỉ dẫn về thiền Vipassana của ông Joseph Goldstein trong suốt khoá tu 30 ngày do ông hướng dẫn. Trong đó có cả phần trả lời những thắc mắc, khó khăn cho các thiền sinh sau mỗi ngày thực tập thiền quán. Ông Joseph Goldstein đã từng xuất gia và sống nhiều năm tại Thái Lan và Ấn Ðộ để học thiền Vipassana với những thiền sư nổi tiếng như các ngài Munindra, Goenka, Sayadaw...
Những lời hướng dẫn của ông Goldstein rất thực tế và hữu ích, không những trong khi ngồi thiền mà còn trong lúc tiếp xúc với cuộc sống. Ðây là quyển sách về thiền quán rất có giá trị, có thể làm bạn đồng hành hướng dẫn, nhắc nhở ta trên con đường tu học.
Kinh nghiệm Thiền Quán
Người Dịch: Nguyễn Duy Nhiên.
Dịch từ quyển Insight Meditation của Joseph Goldstein. Ðây là quyển tiếp nối cho quyển "Ba Mươi Ngày Thiền Quán". Ông Joseph Goldstein trình bày những kinh nghiệm của mình trong hơn hai mươi năm đi dạy thiền. Ông thu thập những thắc mắc các thiền sinh thường nêu lên trong những khoá tu, từ những vấn đề đơn giản như cái đau nơi chân cho đến những vấn đề phức tạp như vô ngã, giải thoát...
Joseph Goldstein là một vị thầy rất đặc biệt. Ông có một lối dạy giản dị và trực tiếp, đi thẳng vào vấn đề. Lời ông dạy rất dễ hiểu và rõ ràng vì nó được xuất phát từ kinh nghiệm thực hành của chính ông. Nơi đây ta có thể cảm nhận được rằng những lời ông dạy đều được bắt nguồn từ sự chứng nghiệm của ông, qua công phu thực tập thiền quán Vipassana nhiều năm.
Sách gồm những bài giảng nhỏ, bạn có thể đọc theo thứ tự hoặc những chương nào có liên quan đến bạn.
Thiền Phật Giáo và Tâm Thức Học
Người Dịch: Nguyễn Duy Nhiên.
Jack Kornfield là một trong những sáng lập viên của Insight Meditation Society tại Barre, Massachusetts. Ông là vị thầy giáo thọ sáng lập trung tâm Spirit Rock tại Woodacre, California, và hiện giờ ông đang sống và giảng dạy ở nơi đây. Ông Kornfield cũng đã viết nhiều quyển sách về thiền tập như là: Seeking the Heart of Wisdom, A Still Forest Pool, Stories of the Spirit, Stories of the Heart, trong đó có quyển national bestseller: A Path with Heart và After the Ecstasy the Laundry
Dưới đây là bài nghiên cứu và nói chuyện của ông về đề tài Thiền Phật Giáo và Tâm Thức Học (Buddhist Meditation and Consciousness Research) mà ông đã trình bày tại Institute of Noetic Sciences, tại Sausalito, CA. Tác giả đã giới thiệu những kinh nghiệm thực tập thiền quán vipassana qua cái nhìn của khoa tâm lý học Tây phương.
Đừng Làm Gì Hết, Hãy Ngồi Yên
Cẩm Nang Thiền Tập Cuối Tuần
Người Dịch: Nguyễn Duy Nhiên.
Dịch từ quyển Don't Just Do Something, Sit There của Sylvia Boorstein. Ðây là quyển sách dành cho những bạn nào muốn thực tập thiền quán trong những ngày cuối tuần.
Sách gồm những bài giảng nhỏ, với những lời hướng dẫn rất cụ thể và chi tiết về những phương pháp thực tập cho một khóa tu ngắn ba ngày, bạn có thể đọc theo thứ tự hoặc những chương nào cần thiết cho mình.
Sách gồm những bài giảng nhỏ, với những lời hướng dẫn rất cụ thể và chi tiết về những phương pháp thực tập cho một khóa tu ngắn ba ngày, bạn có thể đọc theo thứ tự hoặc những chương nào cần thiết cho mình.
Subscribe to:
Posts (Atom)