Sunday, October 27, 2024

ba mũi tên

 mũi tên thứ ba


Đức Phật có một bài kinh ví dụ về hai mũi tên.

Cuộc sống sẽ có những khó khăn, không ai có thể tránh khỏi được những đau đớn, mất mát, những cảm thọ khó chịu, xảy đến cho mình. Đức Phật ví dụ những khổ đau này như là một mũi tên đâm vào thân ta. Nhưng đó chỉ là một cái đau nơi thân (pain).

Saturday, October 19, 2024

Tự gìn giữ cho mình

 Tự gìn giữ cho mình


Trong Kinh Tương Ưng Bộ có kể câu truyện về hai thầy trò một nhà kia làm nghề hát xiệc. Người thầy là một người đàn ông góa vợ và người học trò là một cô gái nhỏ tên là Kathullika. Hai thầy trò đi đây đó trình diễn để kiếm ăn.

    Màn trình diễn của họ là ông thầy đặt một thanh tre cao trên đỉnh đầu mình, trong khi bé gái leo dần lên đầu cây rồi dừng lại trên đó, để người thầy tiếp tục di chuyển trên mặt đất. Cả hai thầy trò đều phải vận dụng sự tập trung tâm ý đến một mức độ khá cao, để giữ thăng bằng và để ngăn chặn tai nạn có thể xảy ra.

Sunday, October 6, 2024

An yên không chỉ là sự thư giãn

 An yên không chỉ là sự thư giãn


Thiếu yếu tố chuyển hóa toàn vẹn

Thời nay, nhiều người đề cập đến những ảnh hưởng tốt đẹp của thiền tập trong nhiều khía cạnh cuộc sống. Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh những thành tựu tích cực của thiền tập đối với sức khỏe. Thiền tập đã được áp dụng như một kỹ thuật giải tỏa căng thẳng, điều trị nhiều vấn đề sức khỏe như lo lắng, tăng huyết áp và mất ngủ…

    Tuy nhiên, thực chất đó cũng chỉ là những kết quả, ảnh hưởng bên ngoài của thiền tập, được xác định dựa trên những dữ kiện biểu hiện nơi cơ thể và sử dụng các công cụ y học để ghi nhận, như là nhịp tim chậm, mức tiêu thụ oxy thấp và huyết áp giảm.

Tuesday, October 1, 2024

Vị thiền sư và chiếc chụp đèn

 Vị thiền sư và chiếc chụp đèn


Ông Joseph Goldstein kể, có lần trong một khóa tu ở Trung tâm Insight Meditation Society, ông đi kinh hành bên ngoài tòa nhà chính. Trong khi đi, ông liếc nhìn lên cửa sổ tầng trên và thấy vị Thầy của mình đang đứng đó quan sát ông. Khi thấy Thầy mình đứng nhìn, ông thẳng người lên và bắt đầu đi thật chậm, cố gắng tỏ ra mình có chánh niệm trong mỗi bước chân, vì biết rằng vị Thầy đang quan sát.

    Hình ảnh của vị Thầy đang đứng nhìn đã kích động siêu ngã (Freud's superego) của ông Joseph, ông cảm thấy khá lúng túng và ý thức về những hành động của mình. Ông cố tình bước đi thật chậm, tới lui trong khoảng nửa giờ, cố gắng hết sức để tỏ ra là mình đang rất có chánh niệm.