Thursday, October 29, 2020

đâu là của riêng ai

đâu là của riêng ai

Có một anh chàng nghèo khổ nhưng lại có một tâm đạo rất lớn. Mặc dù gia cảnh vất vả nhưng lúc nào anh cũng mong muốn tìm cho mình một cuộc sống hạnh phúc, một hạnh phúc chân thật và không đổi thay.
    Mỗi khi nghe nói bất cứ nơi đâu có vị thầy nào giỏi, thì dù hoàn cảnh khó khăn anh vẫn lặn lội tìm đến để cầu đạo. Nhưng qua bao năm tháng anh vẫn không đạt được những gì mình muốn, hạnh phúc mà anh tìm kiếm vẫn thấy quá xa xôi.
    Một đêm khi anh ngủ, trong giấc mộng có một vị thần hiện ra dặn anh sáng mai hãy đi thật sớm đến một khu rừng gần đó, anh sẽ gặp một vị tu sĩ, và hãy hỏi thì ông ta sẽ giúp cho anh có được một cuộc sống hạnh phúc.

Monday, October 26, 2020

Chỉ chánh niệm thôi, vẫn chưa đủ.

 Chỉ chánh niệm thôi, vẫn chưa đủ.


Chánh niệm thôi thì vẫn chưa đủ để giúp bạn có một cuộc sống an ổn giữa những bão dông của cuộc đời. Chánh niệm thôi thì không đủ để giúp bạn bước qua những cơn lốc xoáy và sóng gió của cuộc sống hằng ngày. Nó không đủ để giúp bạn có được sự rõ ràng, trong sáng trước những chọn lựa khó khăn.

Vì sự thật là như vầy: chánh niệm tự nó không bao giờ có nghĩa là đủ hết tất cả.

Thursday, October 22, 2020

Ngắm nhìn tĩnh tại thôi

ngắm nhìn tĩnh tại thôi

Chúng ta thường nghe nói rằng chữ tu có nghĩa là sửa. Tu tập có nghĩa là ta sửa đổi để mình có thể được trở nên tốt đẹp hơn, sống an vui và hạnh phúc hơn. Nhưng vấn đề “sửa đổi” ấy cũng không dễ hiểu và đơn giản như chúng ta vẫn tưởng. Vì thế nào là sửa đổi, mà thật ra ta có thể thay đổi được những gì?
Đừng tự lừa phỉnh mình
Jules Shuzen Harris là một nhà phân tâm học và cũng là một giáo thọ thuộc truyền thống Thiền Tào Động Nhật bản. Ông có chia sẻ với học trò mình một bài nói chuyện với tựa đề là “Đừng tự lừa phỉnh mình.”
    “Sự tu tập của bạn sẽ không làm thay đổi gì được thế giới này. Nếu bạn chịu cố gắng lắm thì hy vọng rằng nó sẽ tạo được một vết hằn nho nhỏ nào đó ở nơi bạn mà thôi.
    Người mà duy nhất bạn có thể thay đổi chính là người đang ngồi đó trên tọa cụ.

Sunday, October 18, 2020

hãy tử tế với mình

Hãy tử tế với mình

Khi ta đang bị ảnh hưởng và xao động bỡi những phiền não và cảm xúc khó khăn, lúc ấy không có gì quan trọng hơn là hãy tử tế với chính mình. Một lòng nhân ái bao giờ cũng mang lại lợi lạc. Chúng sẽ mang lại cho ta nhiều hiệu quả tốt lành – biến sự cau có trở thành một nụ cười.

Monday, October 12, 2020

còn có gì vui ?

Còn có gì vui ?

Nguyên nhân nào đã gây nên những khổ đau và phiền não cho chúng ta? Trong kinh thì ta cứ nghe nhắc đi nhắc lại nhiều lần là do: sự tham áiMuốn và không muốn. Thật ra nếu bạn có dịp quan sát các trạng thái của tham ái trong tâm mình, bạn sẽ khám phá ra nhiều điều rất là thú vị.
    Nhưng tại sao tham ái lại là một vấn đề? Tại sao nó lại đóng một vai trò quan trọng đến như vậy, và cả cuộc sống này lại bị chế ngự bởi nó?
Sự khác biệt giữa niềm vui và dính mắc
Trước hết chúng ta cần phải thấy được sự khác biệt giữa sự thưởng thức niềm vui (enjoyment) và một sự tham ái (desire). Nếu như bạn có một buổi ăn ngon thì bạn sẽ cảm thấy hài lòng. Thưởng thức niềm vui ấy đâu cần phải có dính dáng gì đến bất cứ một sự tham ái nào đâu?

Monday, October 5, 2020

ấm một bình minh

 

m mt bình minh



free hit counter
https://youtu.be/MLafngbSBvI

giúp đỡ tu học

Giúp đỡ tu học

Hỏi:  Tôi có một người rất thân đang gặp nhiều khó khăn và khổ đau, chị ta không tìm được một lối sống nào cho có hạnh phúc.  Tôi tin rằng nếu chị ta bớt dính mắc và bớt quan trọng hóa những ý nghĩ của mình hơn, đời chị sẽ bớt khổ đau.  Đây là điều mà tôi học được trong thiền tập.
    Nhưng tôi nghĩ là chị chưa sẳn sàng để tìm hiểu về đạo Phật, hay là chịu tập thiền trong lúc này.  Tôi rất muốn được giúp chị và hướng dẫn chị vào con đường tu học.  Tôi phải làm cách nào đây, tôi không muốn giảng đạo Phật cho chị, hay là bắt chị làm những việc gì mà chị ta chưa sẵn sàng?

Narayan Lebenson Grady:  Câu trả lời ngắn gọn là ta không thể nào ép buộc người khác tu học hay ngồi thiền được.
    Và câu trả lời dài dòng là hành trình bước vào con đường tu học nó huyền bí và khó nghĩ bàn hơn là bạn tưởng! Nhưng nhiều khi chúng ta lại vô tình xua đẩy người khác ra xa con đường tu học, chỉ vì ta quá muốn kéo họ vào. Vì ta nghĩ là nó sẽ mang lại ích lợi cho người kia. Cho dầu là ý ta có tốt đẹp đến đâu!

Thursday, October 1, 2020

chánh niệm tự nhiên

chánh niệm tự nhiên

Trong sự thực tập chánh niệm, ngài Trungpa Rinpoche, một vị đạo sư Tây tạng, dạy học trò của ông rằng điều quan trọng là đừng nên có một lập trình sẵn có nào trong sự thực tập chánh niệm của mình, not to have a program of awareness.
    Thay vì là cứ lặp đi lặp lại theo một công thức sẵn có thì ta chỉ cần tiếp xúc trực tiếp ngay với những gì đang xảy ra mà thôi.
Trải nghiệm đâu cần một phương pháp
Ngài Trungpa nói, khi đối diện với một vấn đề khó khăn nào đó, ta không cần phải nghĩ rằng “Tôi phải giữ chánh niệm!” mà chỉ cần cho phép mình cởi mở và cảm nhận trực tiếp với những gì đang xảy ra.