Monday, August 31, 2020

Thế nào là tự nhiên

Thế nào là tự nhiên

Tôi thấy người ta thường đặt câu hỏi là khi ta bước chân vào con đường tu học, khi ta bắt đầu tập thiền, chúng có làm cho cuộc sống của mình trở nên mất tự nhiên chăng? Có làm cho ta mất đi sự nhanh nhẹn không? Ta có còn biết xử lý những vấn đề trong cuộc sống cho được hiệu quả không? Hay nói cách khác, cuộc sống của ta có còn được “tự nhiên” như xưa chăng?
    Có lẽ chúng ta nghĩ rằng, cuộc sống bình thường và cách hành xử hằng ngày của mình là tự nhiên, còn tu học hay thiền tập là “mất tự nhiên”, và khi tu tập rồi ta sẽ không còn thích hợp với cuộc sống này nữa. 

Friday, August 28, 2020

Sống tỉnh thức là tiến trình tự nhiên

Tác giả Nguyễn Duy Nhiên: “Sống tỉnh thức là tiến trình tự nhiên”
 | By Trang Ps
Vừa mới lúc sáng, mình có một cuộc trò chuyện điện thoại kéo dài một tiếng đồng hồ với chú Nhiên Duy Nguyễn , một người sống tâm linh mà mình quý mến và theo dõi đã lâu. Mình vẫn luôn nhớ câu nói của chú: Theo thời gian, điều đó sẽ không cố định như lời nói nó chắc nịch tuyên bố trong khoảnh khắc ấy, cháu hãy nhớ. Đó chính là vô thường. Với trái tim rộng mở và tình yêu thương, chúng ta sẽ đưa ra lựa chọn hợp lý. Và chúng ta sẽ không bao giờ phải cảm thấy hối hận. Chú thật tuyệt vời và đồng điệu với những gì mà tâm hồn cháu "thổn thức".
Một cuộc trò chuyện về các vấn đề cá nhân khác, để rồi, mình an lành với lựa chọn mà mình đã đặt ra. Khi trong ta có một tình yêu đủ lớn, ta sẽ luôn để cho tình yêu ấy dẫn đường.
Dưới đây là bài phỏng vấn tác giả đăng trên báo LUXUO

Monday, August 24, 2020

bình thường giữa vô thường

bình thường giữa vô thường


Cuộc sống bao giờ cũng có những đổi thay. Có những đổi thay xoay chậm và từ tốn theo thời gian như bốn mùa, và cũng có những biến đổi nhanh đến bất ngờ.
Life changes fast.
Life changes in the instant.
The ordinary instant.
You sit down to dinner and life as you know it ends.
Cuộc sống đổi thật nhanh.
Cuộc sống thay đổi trong phút chốc
Trong một giây lát bình thường.
Ta ngồi xuống buổi ăn chiều
Và cuộc sống mà ta vẫn thường biết, chấm dứt.
Bà Joan Didion viết những dòng ấy trong nhật ký của mình, vào một chiều mùa đông, sau khi vợ chồng bà vừa mới trở về từ nhà thương thăm đứa con gái đang bị hôn mê. Hai người đang sửa soạn cho buổi ăn chiều. Lúc ấy, chồng bà bất ngờ bị một cơn động tim dữ dội, và ông qua đời trên đường chở vào bệnh viện. Trong một giây phút bình thường, cuộc đời của bà đã hoàn toàn thay đổi.

Thursday, August 20, 2020

Tu tập cho có kết quả

Tu tập thế nào có kết quả ?

Hỏi:  Tôi là một Phật tử và cũng đã hành thiền hơn hai mươi năm.  Nhưng tôi chưa bao giờ thật sự kinh nghiệm được một sự an lạc nào lâu dài. Và tôi cũng đã được học hỏi và thực hành theo nhiều lời dạy của các thiền sư, nhưng sao thấy mình vẫn bị sai xử bỡi những cảm xúc và thói quen cũ.  Nhiều lúc tôi tự hỏi, "Mục đích để làm gì đây?"  Tôi cần phải làm gì bây giờ?
Blanche Hartman:  Câu hỏi của bạn là câu hỏi chung của đa số chúng ta. Khi chúng ta bắt đầu bước chân vào con đường thiền tập, lẽ dĩ nhiên ai cũng muốn có được một số kết quả nào đó. Có thể mục đích của ta là vì muốn được thiện lành hơn, hay là muốn khám phá được những gì mình còn thiếu sót.

Monday, August 17, 2020

bằng những việc nhỏ

bằng những việc nhỏ

Con đường tu học là một con đường chuyển hóa. Một con đường giúp cho cuộc đời được tốt đẹp hơn, và giúp chúng ta bớt khổ đau hơn. Theo tôi nghĩ, vấn đề hạnh phúc và khổ đau cũng không phải là những gì quá vĩ đại và lớn lao như ta nghĩ tưởng.
    Một đêm khuya sau giờ ngồi thiền, tắt ngọn nến trên chiếc bàn con, tôi thấy ánh trăng chiếu qua khung cửa sổ vuông sáng căn phòng nhỏ. Tôi thấy hạnh phúc có mặt tự nhiên. Đâu có một hạnh phúc nào là quá nhỏ hay một khổ đau nào là quá lớn, phải không bạn?

Thursday, August 13, 2020

làm người mới bắt đầu

Làm người mới bắt đầu

Trong thời gian tu tập ở Ấn Ðộ, sự tu tập của tôi có khuynh hướng nhắm về một mục tiêu và sự thành đạt nào đó.  Mặc dầu công phu khá vất vả nhưng tôi tự cho là mình rất tiến bộ, và đang tiến bước đều đặn trên con đường đi đến giải thoát.
    Khi tôi trở về Mỹ thăm nhà, lúc ấy quyển “Thiền tâm, sơ tâm (Zen Mind Beginner’s Mind) của thiền sư Shunryu Suzuki mới được xuất bản. Khi đọc tựa đề ấy, tôi nghĩ: “Ồ, mình biết cuốn đó nói gì rồi. Nó có nghĩa là khi mới tu thì ta chỉ có cái sơ tâm, cái tâm lúc ban đầu mà thôi. Sau khi tu tập một thời gian, ta đạt được những kinh nghiệm siêu việt, cho đến một ngày ta thành tựu hoàn toàn, và ta có được cái gọi là thiền tâm.”

Monday, August 10, 2020

thông điệp trong chai

thông điệp trong chai

Có bao giờ bạn viết một lá thư bỏ vào trong một chiếc chai và ném nó ra biển? Tôi có. Đã nhiều lần.
    Ở vịnh Mexico khi tôi còn là một thiếu niên. Một lần bên bờ biển Thái Bình Dương ở California vào tuổi 30. Ở biển Nhật bản, nhưng không nhớ chính xác là khi nào. Ở dòng sông Colorado, hai lần vào tuổi 40. Và biển Địa Trung Hải vào ngày sinh nhật 50 tuổi. Và gần đây nhất là bên chiếc cầu Charles ở thành phố Prague.
    Tại sao? Vì tôi là một người có con tim lãng mạn và tin vào sự ngẫu nhiên, tình cờ.

Monday, August 3, 2020

nhất kỳ nhất hội

nhất kỳ nhất hội

Nếu bạn có dịp bước vào một ngôi trà thất có lẽ bạn sẽ nhìn thấy một tờ thư pháp treo trên tường với dòng chữ “nhất kỳ nhất hội”, one time one meeting. Đó cũng là một câu châm ngôn trong Trà đạo. Chúng ta chỉ có thể gặp nhau, tiếp xúc nhau, một lần duy nhất mà thôi.
    Tuy trong cuộc sống ta có thể đã gặp nhau nhiều lần, đã cùng ngồi uống với nhau bao nhiêu tách trà, nhưng mỗi lần là một lần hoàn toàn mới. Bao giờ cũng chỉ có thể là một lần gặp mặt này thôi và chỉ là một tách trà này mà thôi. Không thể là một lần thứ hai. Và nếu ta biết có mặt trọn vẹn với giây phút ấy, ta mới có thể tiếp xúc được với sự tự nhiên chân thật của sự sống.