Thursday, December 8, 2016

tự giữ gìn cho mình

tự giữ gìn cho mình

Có thầy trò một nhà kia làm nghề hát xiệc.  Người thầy là một người đàn ông góa vợ và người học trò là một cô gái nhỏ tên là Kathullika.  Hai thầy trò đi đây đó trình diễn để kiếm ăn.  Màn trình diễn của họ là người thầy đặt một thanh tre cao trên đỉnh đầu mình, trong khi bé gái leo dần lên đầu cây rồi dừng lại trên đó, để người thầy tiếp tục đi trên đất.  Cả hai thầy trò đều phải vận dụng sự tập trung tâm ý đến một mức độ khá cao, để giữ thăng bằng và để ngăn chặn tai nạn có thể xảy ra.

Thursday, November 24, 2016

Món quà của sự chờ đợi


Món quà của sự chờ đợi

Có câu chuyện vui về một người cưỡi một con ngựa đang phi như bay trên đường. Khi anh và con ngựa chạy ngang qua một khu phố, có vài người quen đứng bên đường thấy vậy gọi với theo, "Anh có việc gì phải đi đâu mà vội vã thế?" Anh ta ngoái đầu lại và nói lớn, "Tôi cũng không biết nữa, hỏi con ngựa kìa!"

Tuesday, November 15, 2016

theo hoa rụng về

theo hoa rụng về

Có một lần thiền sư Trường Sa đi dạo chơi trong núi trở về trể.  Khi Ông về đến thiền viện, vị thủ tọa đứng chờ hỏi, “Thưa Thầy đi đâu về, tăng chúng đang chờ Thầy?”  Trường Sa đáp, “Ta đi dạo trong núi chơi.”
    Vị thủ tọa hỏi, “Đến chỗ nào Thầy mới trở về?”  Ông đáp, “Những hoa anh đào trong rừng rất đẹp, trong khi bước theo ngắm nhìn, chúng dẫn ta đi vào thật sâu trong núi. Và có những hoa bồ công anh, và đóa hoa dại ba lá nở rộ trên cỏ, với những cánh bướm bay vờn bên trên, và trong khi say mê nhìn ngắm chúng, ta chợt thấy được con đường quay trở về nhà.” Thủy tùy phương thảo khứ, Hựu trục lạc hoa hồi.

Friday, October 14, 2016

Làm sao để có hạnh phúc?

Làm sao để có hạnh phúc?

Nhiều năm trước đây, trường đại học the University of Wisconsin–Madison có tổ chức một cuộc thử nghiệm có liên quan đến vấn đề đo lường hạnh phúc. Các bác sĩ chuyên khoa về thần kinh não bộ dùng những bộ máy tinh xảo để đo những làn sóng trong bộ não của vài trăm tình nguyện viên, tham gia cuộc thử nghiệm nghiên cứu về mức độ hạnh phúc của con người. Với khám phá của khoa học ngày nay thì khi một người cảm thấy hạnh phúc, những làn sóng trong phần não phía trước bên trái của họ, left prefrontal cortex, hoạt động rất mạnh.

Friday, September 16, 2016

Sách Mới - Ngắm Nhìn Tĩnh Tại




Ngắm Nhìn Tĩnh Tại
Tác giả: Nguyễn Duy Nhiên
Nhà xuất bản Phương Nam Book 
Quyển Ngắm Nhìn Tĩnh Tại gồm những bài viết chia sẻ về kinh nghiệm thiền tập. Sách được chia ra làm 4 phần: Buông xả, Có mặt, Tỉnh giác  Hiểu thương, mỗi như một bước chân nhỏ trên con đường trở về nhà.
1.     Buông xả. Đây là bước đầu của sự trở về. Buông xả ở đây là buông xả cái tâm mong cầu, nắm bắt vào một hạnh phúc hoặc ôm giữ một khổ đau nào đó của mình. Buông xả không có nghĩa là buông lung hoặc cố gắng làm một điều gì đó đặc biệt, mà là một thái độ của tâm biết quay về trọn vẹn trong sáng với những gì đang có mặt. Và cứ để chúng đến đi tự nhiên như mây bay trên đầu núi.
Kìa mây giăng trên núi
A, xuống cho thầy hay
Ơ mà thầy đang ngủ
Thôi cứ để mây bay
(Viên Minh)
2.     Có mặt. Khi ta buông xả những kỳ vọng của mình, tự nhiên ta sẽ có mặt với bây giờ và ở đây một cách trọn vẹn, thấy được những gì xảy ra như nó đang là. Sự có mặt trọn vẹn này không phải do một sự nổ lực hay cố gắng nào, mà chỉ là cảm nhận những gì đang xảy ra một cách tự nhiên, không cố gắng, không mong cầu gì khác. Và trong giây phút này có thể đó là một sự an vui, một niềm hạnh phúc, và cũng có thể đó là những lo âu hay phiền muộn. Nhưng nếu như ta biết sống hoàn toàn với thực tại ấy, như nó đang là, thì đó cũng vẫn là một sự hoàn hảo tự nhiên.
Trăng vô sự,
Chiếu soi người vô sự.
Nước làn thu,
Chứa cả một trời thu
(Trần Thánh Tông)
3.     Tỉnh giác. Và khi ta có mặt trọn vẹn với những gì đang xảy ra, ta sẽ tỉnh giác thấy rõ được mọi việc đang xảy ra theo sự vận hành, đến đi tự nhiên của nó. Tuệ giác này không phải do một sự tìm kiếm nào của ta mà do sự buông xả và có mặt của mình. Vấn đề không phải là sửa đổi hay chấp nhận những gì xảy ra, mà là thấy rõ. Đôi khi những khổ đau, những khó khăn, sóng gió trong cuộc sống cũng là cần thiết, chúng giúp ta buông bỏ đi những nổ lực, cố gắng của bản ngã để thấy lại được sự trong sáng sẵn có ngay trong ta,
Cánh đồng trời
Nếu không có gió
Thổi tan mây mù
Thì trăng đâu thể
Vượt triền núi cao
(Kikigakishu)
4.     Hiểu thương.  Bao dung và từ ái phát xuất từ một sự hiểu và thương. Và thái độ từ ái ấy không phải chỉ giới hạn trong thiền tập, mà còn là một phương cách sống của ta nữa. Hãy mở rộng và bao dung lắng nghe những gì đang xảy ra, với một tâm không thành kiến, không phán xét. Được như vậy thì dù trên tọa cụ hay đi giữa cuộc đời, trong hoàn cảnh nào ta cũng sẽ có thể lắng nghe được nhau, giúp làm vơi bớt đi những khổ đau không cần thiết.
Vì vậy, xin bạn hãy lặng thinh
chỉ cần lắng nghe thôi.
Và nếu như bạn có gì cần muốn nói
xin cho tôi một vài phút
tôi hứa,
đến phiên bạn
sẽ lắng nghe với trọn một tấm lòng
Tóm lại, con đường trở về của ta bắt đầu với một bước chân thong dong, buông xả tự nhiên. Sự buông xả sẽ mang ta trở về có mặt với bây giờ và ở đây. Và khi ta có mặt trọn vẹn với những gì đang xảy ra, như nó đang là, ta sẽ thấy rằng mọi việc đều đến và đi theo luật nhân quả tự nhiên của nó. Và tuệ giác ấy sẽ làm phát sinh trong ta một tình thương lớn.
    Tuy sách có bốn phần nhưng bạn không cần phải đọc chúng theo một thứ tự nào hết, vì mỗi bài như một giọt sương buổi sáng, một tờ lá, một tia nắng, một hạt bụi, một áng mây chiều… đều là những hình ảnh, kinh nghiệm khác nhau của cùng chung một thực tại. Tất cả cũng để chỉ nhắc nhở ta rằng, thật ra mình chẳng cần phải đi tìm kiếm một nơi nào xa xôi khác, mà cũng không cần phải trở về, vì quê nhà xưa nay cũng vẫn là đây.

https://www.facebook.com/NhasachPhuongNam/posts/1200392956678923:0


free hit counter

Monday, August 15, 2016

Chánh niệm là gì

Chánh niệm là gì

Có lẽ cách hay nhất để hiểu chánh niệm (mindfulness) là gì, theo quan điểm truyền thống Phật giáo, là nhận ra những gì không phải là chánh niệm.
Những gì không phải là chánh niệm?
Chánh niệm không có nghĩa chỉ là nhận biết hay là có ý thức, bởi vì một người thì lúc nào cũng có ý thức, trừ khi là trong hôn mê hoặc chết đi. Ý thức là một đặc tính rất cơ bản của tâm, và nó được hiểu như là một sự kiện xảy ra, thay vì là một cái gì đó hiện hữu. Vì vậy cho nên, ý thức luôn luôn có mặt khi có bất cứ một kinh nghiệm nào đó khởi lên. Và nếu như chánh niệm có nghĩa là có ý thức, thì chúng ta lúc nào cũng có chánh niệm hết, một cách tự động, trong mọi hoàn cảnh.

Tuesday, July 26, 2016

Mà quên sương tuyết

Mà quên sương tuyết


Tôi thích thơ Haiku.  Mỗi chữ như hạt sương nhỏ chứa trọn một vầng trăng, mỗi câu thơ đơn sơ nhưng chuyên chở được cả một thực tại.  Nơi tôi ở bây giờ là mùa đông.  Mấy hôm trước trời có một cơn mưa tuyết.  Buổi tối bước ra vườn, con đường nhỏ phủ tuyết trắng màu sáng xanh dưới ánh trăng.  Chợt nhớ đến câu thơ của Basho:
Quét tuyết sương
Mà quên sương tuyết
Cây chổi trong vườn
Hình ảnh tuy đơn sơ nhưng người đọc vẫn cảm nhận được sâu sắc một sự tĩnh lặng và một thái độ vô cầu.  Giữa cuộc đời, ta hãy làm những gì cần làm mà vẫn thong dong giữa những đến đi, mất còn trong cuộc sống.

Thursday, April 28, 2016

Thiền là gì?

Thiền là gì?

Có lần một thiền sinh về thăm thiền viện Tassajara, của cố thiền sư Shunryu Suzuki, anh có dẫn theo hai đứa con mình, 6 tuổi và 8 tuổi. Sau một ngày vui chơi và sinh hoạt với đại chúng trong thiền viện, buổi tối khi sửa soạn cho các cháu đi ngủ, chúng chợt hỏi anh, “Ba ơi, Thiền là gì?”  What is Zen?  Anh im lặng suy nghĩ một lúc, rồi nói với các cháu, “Sáng mai hai con hãy đi hỏi các thầy cô ở đây câu hỏi ấy đi, và rồi kể lại cho ba nghe!”
    Và đây là những câu trả lời mà các em nhận được từ các thầy cô ở thiền viện Tassajara. Thiền là gì?

Thursday, April 21, 2016

hoa rơi vì nắm bắt

hoa rơi vì nắm bắt

Tôi nhớ câu truyện về một anh thợ may nghèo. Một đêm anh nằm mơ thấy có một vị thần hiện ra bảo anh nên đi về hướng tây, anh sẽ gặp một cây cầu màu đỏ, và nơi đó có chôn một hũ châu báu. Sáng hôm sau anh thức dậy thật sớm, lên đường đi về hướng tây theo lời vị thần chỉ. Đến xế chiều, quả thật như lời dặn, anh gặp một chiếc cầu màu đỏ bắt ngang dòng suối lớn, nhưng cạnh đó có một người lính gác.

Wednesday, April 6, 2016

Một câu hỏi đúng

Một câu hỏi đúng

Có lần một người bạn hỏi tôi, "Nếu như bây giờ mình được gặp Phật và được phép hỏi Ngài một câu, anh nghĩ mình sẽ hỏi gì?"

Tuesday, March 22, 2016

Bảy phần tám của vấn đề

Bảy phần tám của vấn đề

Một tu sĩ ở thế kỷ thứ sáu, Abba Dorotheus, có chia sẻ như sau: “Bất cứ khi bạn làm một việc gì, cho dù nó có quan trọng hay gấp rút đến đâu, tôi cũng không muốn bạn phải gây gổ hay bức xúc. Bởi bạn biết không, mọi việc ta làm, dầu cho quan trọng đến đâu, cũng chỉ là một-phần-tám của vấn đề mà thôi. Còn có được một thái độ an tĩnh là bảy-phần-tám của vấn đề còn lại, và cho dù việc bạn làm có thất bại đi chăng nữa!

Wednesday, March 2, 2016

Thứ Năm

Thứ Năm

Có một lần trong một khoá tu học, sau khi hướng dẫn các thiền sinh đi thiền hành ngoài trời, bà Natalie Goldberg đọc bài thơ này của nhà thơ William Carlos Williams cho tất cả mọi người nghe,
          I have had my dream - like others -
          and it has come to nothing, so that
          I remain now carelessly
          with feet planted on the ground
          and look up at the sky -
          feeling my clothes about me,
          the weight of my body in my shoes,
          the rim of my hat, air passing in and out
          at my nose - and decide to dream no more.

Thursday, February 18, 2016

Sách Mới: Nơi Ấy Cũng là Bây Giờ và Ở Đây

Nơi Ấy Cũng là Bây Giờ và Ở Đây
Thiền tập áp dụng trong đời sống hằng ngày
Tác giả: Jon Kabat-Zinn.
Người dịch: Nguyễn Duy Nhiên


--- oOo ---