Monday, December 28, 2020

hãy tử tế với nhau.

 hãy tử tế với nhau.


Tôi nghĩ, có lẽ cuộc đời này đang cần hơn bao giờ hết những người với một tấm lòng. Chúng ta đang có rất nhiều những phương pháp tu học rất hay, nhưng nếu như đó chỉ là một phương tiện chỉ để làm đẹp cho cái tôi của mình, thiếu tình thương và lòng tử tế, thì ta cũng không thể nào tồn tại được.

Monday, December 14, 2020

không đến một nơi nào

không đến một nơi nào

Pico Iyer là một tác giả rất nổi tiếng trên thế giới, ông chuyên viết về du hành (travel writer). Bạn nghĩ nơi nào mà ông thích được đi đến nhất? Ông Iyer nói: không cần phải đi đâu hết.
    Có lẽ trong chúng ta, ai cũng muốn đi đến một nơi nào có nhiều điều hay lạ, hoặc một nơi mà mình có thể được thật sự nghỉ ngơi, giúp ta cảm thấy tươi mới lại và cảm nhận sự sống sâu sắc hơn. 

Thursday, December 10, 2020

thổi tan mây mù

thổi tan mây mù

Nhiều năm trước, tôi có dịch một quyển sách viết về thiền tập của bà Sylvia Boorstein. Quyển sách có một tựa đề rất thú vị là “Don’t just do something, sit there”, đừng chỉ làm một cái gì đó, hãy ngồi yên.
    Trong một buổi ra mắt sách của bà Boorstein, người phỏng vấn đặt câu hỏi, “Tôi thì bao giờ cũng nói với thính giả của tôi rằng, nếu như chúng ta muốn có một sự đổi thay nào đó cho chính mình, hay cho xả hội, thì mình phải tích cực làm một cái gì đó. Còn bà thì lại nói rằng "đừng chỉ làm một cái gì đó, hãy ngồi yên". Bà nói vậy nghĩa là sao?”

Thursday, December 3, 2020

Chánh niệm đã bị pha nhạt?

 Chánh niệm đã bị pha nhạt?


Ông Gil Fronsdal đã từng xuất gia và tu tập theo dòng thiền Tào Động của Suzuki Roshi, và được Truyền Pháp (dharma transmission) vào năm 1995. Và ông cũng đã tu theo truyền thống Vipassana của Phật giáo Nguyên thuỷ, dưới sự hướng dẫn của ngài U Pandita. Từ năm 1990, Frondal trở thành vị thầy giáo thọ thường trú tại trung tâm thiền Insight Meditation Center tại Mid-Peninsula ở thành phố Redwood, California.

--- oOo ---

Hỏi: Trong thời đại ngày nay, mọi người từ các giám đốc doanh nghiệp cho đến những vận động viên thể thao, nhận thấy thực tập chánh niệm, hay thiền tập, mang lại cho họ nhiều lợi ích.  Và thường thì đạo Phật lại hoàn toàn bị loại bỏ ra ngoài sự thực tập ấy.  Ông thấy điều ấy có một sự nguy hại nào không?  Ví dụ, có gì ngăn chặn một vị giám đốc một doanh nghiệp, CEO, thực tập chánh niệm như là một phương tiện giúp gia tăng lợi nhuận cho mình, thay vì một mục tiêu đạo đức hay từ bi nào khác?

về đi, chỉ có vậy thôi

về đi, chỉ có vậy thôi

Không biết trời bên ấy tháng này ra sao, vùng tôi ở trời đang vào thu lộng gió và mưa nhiều. Mấy hôm nay, buổi chiều thường có những cơn mưa kéo ngang qua đây. Có những ngày nắng với một bầu trời lồng lộng gió.
    Trên con đường nhỏ rừng cây xôn xao, rộn ràng tiếng lá, những mầu sắc tung bay trong không trung. Ngày mưa làm sáng thêm lên những tờ lá đủ màu dưới ánh nắng trong. Buổi sáng có tiếng chim hót, có ánh nắng ấm mặt trời tan sương mù ngoài cửa sổ.