Monday, April 29, 2024

buông bỏ để bước tới

buông bỏ để bước tới

Hakuin là một thiền sư Nhật vào cuối thế kỷ 17 (1685–1768), ông cũng là người có công khôi phục lại dòng thiền Lâm tế tại Nhật. Thiền sư Hakuin là một nhà tu, mà cũng vừa là một nhà thơ và lại là một họa sĩ rất tài. Những bức thư pháp và tranh vẽ của Hakuin, còn được gọi là nét cọ giác ngộ, với những đường nét đơn sơ và rất mới lạ. Chúng đã mang lại nhiều cảm hứng và cũng là một hình thức hướng dẫn tu học của ông cho biết bao thế hệ thiền sinh.
Bước cẩn trọng 
Trong những bức họa của ông, có lẽ tôi thích nhất là bức tranh về ba người mù.
    Thiền sư Hakuin vẽ ba người mù đang cùng nhau dò dẫm bước qua một chiếc cầu khỉ, làm bằng một thân cây ngã vắt ngang trên một vực thẳm. Trong bức tranh ấy, thân cây mỗi lúc lại càng trở nên nhỏ hẹp và người đi phải càng khó khăn và vất vả hơn. 

Thursday, April 25, 2024

nguyên vẹn cuộc đời





Sáng nay thức dậy, tôi thấy trên đầu mình có mặt trời
Tôi thấy ngập ngừng trên màu lá tiếng chân tôi
Giữa một ngày mưa, tôi chợt thấy những thay đổi gọi mời
Tôi thấy chung quanh tôi một cuộc đời đang mới

Tất cả đều đang hoàn hảo


Trong bức tranh này Hakuin vẽ ngọn núi hình một con chim ưng lớn, tượng trưng cho núi Linh Thứu, Vulture Peak, nơi Phật giảng kinh Pháp Hoa. Và bên dưới là một làng đánh cá nhỏ với dăm ba mái nhà nằm rải rác, với những chiếc thuyền chài, biểu tượng cho một đời sống bình thường.

   Trên tranh ông viết, “Nếu bạn nhìn lên, núi Linh Thứu. Nếu bạn nhìn xuống, những chiếc thuyền đánh cá bên ngôi làng Shigeshishi nhỏ.”

Những lời dạy của đức Phật, dầu cao xa đến đâu nhưng bao giờ cũng đang có mặt với chúng ta, trong mỗi bước mình đi, mỗi việc mình làm, mỗi lời ta nói. Đạo bao giờ cũng hiện hữu trong cuộc sống bình thường hằng ngày của mình. Đỉnh núi Linh Thứu và một làng chài nhỏ bé, chúng rất gần gũi và hòa hợp với nhau.


Monday, April 22, 2024

Rễ nuôi cành và cành cũng nuôi rễ.

 Rễ nuôi cành và cành cũng nuôi rễ.


Bước ra ngoài, ta nhìn một cây xanh tươi tốt với tàng cây rộng lớn. Ta nghĩ rằng cây được xanh tươi là nhờ bên dưới có những gốc rễ lớn mạnh, mang thức ăn nuôi dưỡng thân cây và cành lá. 

Nhưng thật ra, không phải chỉ có rễ nuôi cành lá, mà những chiếc lá xanh kia cũng đang tiếp nhận ánh sáng mặt trời, mưa nắng, để nuôi dưỡng rễ sâu trong lòng đất. Rễ nuôi cây cành, mà ngược lại cành lá cũng đang nuôi dưỡng gốc rễ nữa.

Monday, April 15, 2024

Trở về với thực tại nào?

 Trở về với thực tại nào?


Các vị thiền sư thường khuyên chúng ta hãy trở về và sống với thực tại. Nhưng có lần, tôi nghe một thiền sinh đặt câu hỏi rằng: ta trở về với thực tại nào đây? Vì chung quanh ta đang có nhiều “thực tại” lắm, thực tại là tôi đang có một cơn bệnh, đang gặp những mất mát, hoặc trải qua một thất bại nào đó… Vậy, thực tại ở đây là thực tại nào?

Chỉ có thể bằng sự trải nghiệm

Nhưng những sự kiện ấy có thật sự là “thực tại” không bạn hả? Và nếu như ta cho rằng những điều ấy là “thực tại” của mình, thì thật ra chung quanh ta cũng đang có nhiều những điều khác nữa.

    Như bây giờ có thể là trời xanh mây trắng, hay một ngày mưa tươi mát, là một tách trà thơm, là đang ngồi với một người bạn, hay đôi mắt ta vẫn còn nhìn thấy được nụ cười của người thân… Tất cả những cái đó cũng là “thực tại” phải không bạn?

Monday, April 1, 2024

quan sát với tâm rộng mở

quan sát với tâm rộng mở

Thiền sư  U Tejaniya  thường chia sẻ rằng trong phương pháp thiền của ông, cái biết, cái thấy của ta mới là quan trọng, chứ không phải là chọn lựa vào đối tượng nào. 
    Ngài nói, ta phải biết quan sát với một tâm rộng mở, và trọn vẹn với tất cả những gì đang xảy ra trong thân tâm, chứ không cần nên chú ý vào một đối tượng nào nhất định. Vì thật ra, vấn đề không hề tùy thuộc vào việc ta thấy biết những gì.