Tuesday, October 30, 2018

Bốn bài học của làm cha mẹ

Bốn bài học của làm cha mẹ

Còn vài hôm nữa thôi là ngày đầu của mùa Xuân, vậy mà sáng nay thức dậy nhìn ra cửa thấy tuyết phủ dày, trắng xóa ngoài sân.  Khu rừng nhỏ cạnh nhà với những thân cây đen in trên nền trời xám, cành khô đan nhau phủ dày một lớp tuyết trắng. Tôi pha một tách cà phê, ngồi bên chiếc bàn viết nhỏ có vài chậu cây xanh, cạnh cửa sổ, bên ngoài là tuyết.

    Giở lại những trang sách cũ.  Tình cờ đọc được một bài, không nhớ tôi đã phỏng dịch từ một tạp chí Phật học nào, đã rất lâu.  Tác giả chia sẻ về Bốn Sự Thật Mầu Nhiệm, Tứ Diệu Đế, ứng dụng vào sự tu học cho những ai đang làm cha mẹ.  Bây giờ đọc lại, tôi vẫn thấy những điều này vẫn còn rất đúng, cho dù con chúng ta có trưởng thành hay ta có già đến đâu.
    Mà thật ra tôi nghĩ, những bài học này đâu phải chỉ riêng cho vấn đề làm cha mẹ, mà còn có thể ứng dụng cho bất cứ những vấn đề nào trong cuộc sống của mình.  Xin chia sẻ với bạn, một bài học về thái độ rộng mở và bao dung, giúp ta tiếp xúc với những sự thật của cuộc sống.
1.         Làm cha mẹ sẽ bao gồm luôn cả những lo phiền
Sự Thật Mầu Nhiệm Thứ Nhất trong đạo Phật nói rằng cuộc đời này ít khi nào xảy ra đúng theo những mong ước hay kỳ vọng của mình. Là người cha hay người mẹ, chúng ta tiếp xúc với sự thật quan trọng này mỗi khi con mình la khóc, đánh mất đồ, bị bạn bè bỏ rơi, hay ngã bệnh…  Và mỗi khi những nỗi đau ấy trong ta khởi lên, ta thấy mình đóng kín lại, ta chối bỏ và chống cự.  Ta muốn xua đuổi chúng đi. 
    Có nhiều người mẹ nghĩ rằng, nếu mình là một người "mẹ tốt" thì con mình sẽ không bao giờ bị khó chịu hay gặp khổ đau, nó sẽ không khóc, không gây gỗ, không bệnh hoạn… nó sẽ không bao giờ phải chịu đựng một vấn đề gì lớn lao hết. Nhưng sự thật mầu nhiệm thứ nhất nhắc nhở chúng ta rằng, những đau đớn và khó khăn bao giờ cũng sẽ có mặt.  Chúng là một phần của cuộc sống, dù ta là già hay trẻ, giàu hay nghèo, và cho dù ta có thuộc hạng người có hết tất cả trong cuộc đời, hay là trắng tay.
2.         Khổ đau có mặt là vì chúng ta mong muốn cuộc đời này được khác đi.
Sự Thật Mầu Nhiệm Thứ Hai là về nguyên nhân của khổ đau.  Khổ đau sinh lên khi chúng ta có những mong muốn khác hơn với những gì đang có mặt. Và lẽ dĩ nhiên thường thì chúng ta lại ít khi nào bằng lòng với những gì mình đang có. Con ta đang khóc la, ta muốn nó phải mỉm cười. Con ta gây gổ, cãi bướng, ta muốn nó phải vui vẻ vâng lời và ngoan ngoãn, làm theo ý muốn của mình…
    Nhiều khi, những phương cách tạo dựng hạnh phúc của ta - bằng cách kiểm soát hay bắt buộc sự việc phải xảy ra đúng theo ý mình - lại chính là con đường đưa ta đến khổ đau. Lẽ dĩ nhiên, chúng ta muốn có một không gian yên tĩnh, muốn có một người con ngoan, biết vâng lời, một căn nhà gọn ghẽ.  Nhưng giả sử như thực tại không phải là như vậy thì ta phải làm như thế nào đây?  Làm cách nào để chúng ta khôn khéo ứng xử đối với những thử thách ấy, với những bực dọc, lo âu, và đôi khi là đau đớn trong cuộc sống hằng ngày khi đối với con cái của mình?
   Tiếc thay, đôi khi chúng ta lại vô tình tạo thêm những khổ đau không cần thiết, khi muốn con mình phải khác hơn với những gì chúng thật sự là, khi ta muốn giây phút này phải là khác đi!  Chúng ta sẽ tạo thêm phiền não, khi ta muốn né tránh những khổ đau và sự khó chịu của mình, hoặc là khi ta trở nên bực tức đối với chúng.  Nói tóm lại, bất cứ khi nào ta muốn chối bỏ thực tại này, là ta sẽ gặp khổ đau!
3.         Giải thoát khỏi khổ đau là chuyện có thể được
Sự Thật Nhiệm Mầu Thứ Ba thì rất là đơn giản.  Một khi chúng ta biết được nguyên nhân của khổ đau - mong muốn sự việc phải được khác hơn như chúng đang là - ta có thể tìm ra được cho mình một giải pháp.  Có một con đường giúp đưa ta ra khỏi được tình trạng này. Nhưng con đường ấy là gì?  Làm sao ta có thể tìm được một hạnh phúc chân thật, thay vì cứ mải đi theo một con đường mòn cũ, dẫn ta từ khổ đau này sang đến một khổ đau khác?
4.         Con đường giải thoát khổ đau là có mặt với sự sống như là chúng xảy ra, và dùng đó như là phương pháp tu tập của mình.
Theo trong kinh thì Sự Thật Mầu Nhiệm Thứ Tư có trình bày một đường lối rất rõ rệt để chuyển hoá khổ đau, đó là con đường Bát chánh đạo.  Nói một cách tổng quát thì Bát chánh đạo gồm có những phương cách thực tập sâu sắc và cụ thể, giúp ta tiếp xúc và sống hoà hợp với cuộc sống hằng ngày, như là chúng thật sự có mặt, chứ không phải là lúc nào cũng cố gắng ép buộc chúng phải xảy ra theo như ý mình muốn.
    Và làm cha mẹ là một cơ hội giúp cho chúng ta thường xuyên thực tập điều ấy - buông bỏ hết những kỳ vọng và thành kiến của mình, và tiếp xúc với sự sống một cách trọn vẹn mỗi khi nó xảy ra, ngay trong giờ phút này!  Bước đầu tiên là trở về và có mặt với những gì đang thật sự đang xảy ra.  Ví dụ như đứa con của tôi còn nhỏ, tôi dẫn nó đi vào siêu thị, và nó đòi quà rồi khóc thét lên.  Tôi cảm thấy xấu hổ.  Tôi cảm thấy nặng nơi ngực, tôi tự thầm nhủ là con mình không nên la khóc giữa nơi công cộng như thế!
    Trải nghiệm của tôi trong lúc này là như vậy, ngay giờ phút này tôi có sự khó chịu ấy.  Tôi thực tập trở về, thinh lặng một vài giây để thấy rõ được ý nghĩ của mình, cảm thọ của mình, cũng như những cảm xúc trong thân.  Tôi an tĩnh tiếp nhận hết tất cả.  Chúng đang là thực tại của tôi.
    Có thể bạn tự hỏi rằng làm sao ta có thể làm được việc ấy, trong khi mình đang cảm thấy hổ thẹn và bị căng thẳng! Nó đòi hỏi thái độ kiên nhẫn và một niềm tin.  Khi ta biết trở về có mặt bao nhiêu, ta sẽ càng mở rộng ra và trọn vẹn hơn với giây phút này bấy nhiêu, và ta lại càng có thêm niềm tin sâu sắc rằng đó là điều mình có thể làm được.
    Khi trong ta có được một sự quân bình và an tĩnh, ta sẽ có thể nhận diện và chấp nhận những gì đang xảy ra, và từ đó một tuệ giác trong ta sẽ phát sinh giúp ta thấy rõ mình cần phải làm gì.  Chúng ta biết được mình cần phải hành xử cứng rắn như thế nào, hoặc là cần nên buông bỏ những kỳ vọng nào.  Hành động của ta sẽ được soi sáng bỡi một tình thương và sự hiểu biết lớn, không kỳ thị.
Hãy ôm trọn hết tất cả.
Thông thường thì khi chúng ta có những vấn đề khó khăn với con cái, ta thường có khuynh hướng trốn tránh thực tại.  Chúng ta không còn có đủ can đảm để sống trong giờ phút hiện tại.  Ta tìm cách tránh né hoặc đổ thừa cho hoàn cảnh hoặc một người nào khác, như là những người thân của mình, vợ hay chồng mình, hoặc đứa con của mình.  Nghe thì rất là lạ, nhưng nếu như ta dám mở rộng ra với những khó khăn của mình và thật sự kinh nghiệm chúng 100%, thì ta cũng sẽ kinh nghiệm được sự giải thoát, tự do và một tình thương chân thật.
    Khi ta biết mở ra với giây phút hiện tại, ta sẽ có khả năng chậm lại và quay về tiếp xúc với những gì đang xảy ra, mặc dầu đang ở giữa những khó khăn.  Chúng ta sẽ có thể thật sự có mặt với con của mình, cảm nhận được những khó khăn của chúng một cách trọn vẹn hơn, thấy được niềm vui của chúng trọn vẹn hơn, thấy những đóa hoa nở thật tươi, và thật sự nhìn được những nụ cười trên mặt chúng.  Ta cũng ghi nhận được những mong cầu: tôi-muốn-có-một-đứa-con-hoàn-toàn, giấc mơ tôi-muốn-có-căn-nhà-to-hơn, giấc mơ tôi-muốn-người-hôn-phối-phải-thay-đổi… của mình.  Khi ta ghi nhận được những giấc mơ ấy, là ta thừa nhận sự có mặt của chúng; và khi ta thừa nhận chúng, ta cũng không cần phải bắt buộc hành xử theo chúng…
    Tóm lại, con đường thoát ra những khó khăn của ta là mở rộng và chấp nhận những gì thật sự có mặt - tiếp nhận trọn vẹn, những vấn đề của ta và của chúng – hãy ôm trọn hết tất cả. Với một thái độ bao dung và rộng mở thì ta sẽ thôi đem khổ đau chồng chất lên khổ đau, và nhờ vậy mà đôi khi chúng cũng được chuyển hóa...
nguyễn duy nhiên




Four lessons for parenting
Translated into English
by nguyễn hồ kim ngân
The first day of spring will come in a few more days. Yet, this morning when I wake up, outside the window, the front yard is covered in a thick white layer of snow. In the woods close by, the black trees stand against the grey sky. The dry interwoven branches are also snow-covered. I make a cup of coffee, sit by the small desk that has a few small plants by the window. Outside is the snow.
Flipping through the old pages, I run into an old piece of translation from a Buddhist magazine whose name I cannot recall. The writer discussed the Four Noble Truths - how they were applied to the dharma practice for parents. As I reread the article I still find the points valid, regardless of whether our children have grown to be adults or how much we have aged.
But then I realize, these lessons are not just for parenting, they can also be applied for any problem in our life. I would like to share with you a lesson about the accepting and embracing attitude that will help us facing with the reality in life.
1. Parenting means stress and worries
The First Noble Truth in Buddhism says that rarely in life do we get things happen according to our wishes or expectations. As a parent, we encounter this important truth every time our kid throws a tantrum, loses his/her belongings, is left out by friends, or gets sick, etc. And every time the pain inside us arises, we see ourselves shut down; we deny and resist. We want to get rid of it.
Many mothers think that if they were "good mother", their children would not have had any discomfort or suffering; they would not have cried or picked a fight or gotten sick; they would not have had to endure any big problem. But the First Noble Truth reminds us that pain and difficulties are always present. They are part of life, regardless of whether we are old or young, rich or poor, or any type of persons in life.
2. Suffering exists because we want life to be different.
The Second Noble Truth is about the cause of suffering. Suffering arises when we want something different from what it is. And of course, we are rarely satisfied with what we have. Our kid is crying, we want her to smile. She is mouthy, stubborn, we want her listen to us.
Most of the time our ways of building happiness - by controlling or forcing things to meet our expectations - are the path that leads us to suffering. Of course we want peace, we want a good child who listens, a tidy home. But if reality was not so, what would you do? How would you respond wisely to these challenges - along with frustration, worry, and sometimes pain in daily life - when it comes to our children?
Sadly, sometimes we inadvertently cause more unnecessary suffering - when we want our children to be different from who they really are; when we want this moment to be different. We cause more stress when we want to avoid pain and discomfort, or when we become frustrated with them. In fact, anytime we want to deny the reality, we suffer.
3. Ending suffering is possible
The Third Noble Truth is very simple. Once we know the cause of suffering - wishing things to be different from what they are - we can find a resolution. There is a path that leads us out of this situation. But what is it? How can we find true happiness, instead of keep following the same old path, leading us from one suffering to another?
4. The path to liberate from suffering is to be present with life as it is, and apply it to our dharma practice.
According to the Buddhist text, the Fourth Noble Truth presents a clear path to transform suffering, and it is the Eightfold Path. Generally speaking, the Eightfold Path involves the detailed methods that help us to interact and live in harmony with our daily life, as it is, rather than forcing it to meet our wishes.
Parenting is an opportunity for us to practice the Eightfold Path more often - let go all of our expectations and stereotypes, and embrace life every time it happens, right in this moment! The first step is to come back and be present with what is really happening. For example, I take my child to a store. She wants a toy and throws a tantrum. I feel embarrassed. There is a tight sensation in my chest. I tell myself my child should not be throwing a tantrum in the public.
This is my present experience - at this moment I feel agitation. I come back to the presence, remain quiet a few seconds to feel my thoughts, my emotions, as well as my physical sensations. I calmly embrace them all. They are my actual reality.
Perhaps you wonder how you can do it while you are embarrassed and stressed. It requires patience and faith. The more we return to the presence, the more open we are to this moment, and the stronger our faith becomes, believing that we can actually do it.
Once we have equanimity, we can recognize and accept what is happening, and thereby an insight will arise, it helps us to see clearly what need to be done in this moment. We will know how firm we need to be in our response, or what expectations we need to let go. Our response will be guided by love and a great understanding without prejudice.
Embrace everything.
Normally, when we run into problems with our children, we tend to run away from reality. We no longer have the courage to face the present moment. We find a way to avoid or to blame on our situation or someone else, such as our family members - our spouse or our kid. It sounds strange, but if we are willing to be open to our problems and really experience them 100%, we will experience liberation and true love.
When we are open to the present moment, we can slow down and be in touch with what is happening, even when we are amid the difficulties. We can truly be present with our children, experience their problems fully, feel their happiness, witness the flowers blossoming, and really see the smiles on their faces. We also notice our I-want-a-perfect-child expectation, I-want-a-bigger-house wish, I-want-my-spouse-to-change wish, etc. When we notice these wishes, we recognize their presence; and when we recognize them, we are not obligated to follow them.
In short, the liberating path is to be open and accept those that are really present – fully embrace our own problems and our children's – embrace them all. With a tolerant and open attitude we will stop piling suffering on suffering, and thereby now and then they can be transformed.


free hit counter

1 comment:

Niki said...

Con cám ơn bác đã chia sẻ bài viết này, dù nó không phải là một cái gì mới lạ, nhưng nó nhắc nhỏ con, và giúp con được phần nào trong tâm thức con ở hoàn cảnh hiện tại.
Con chúc bác thân tâm luôn anh lạc và có nhiều bài viết hay cũng như những quyển sách quý giá cho hàng hậu học chúng con.