Tuesday, August 28, 2012

o Dừng lại để biết thương

dừng lại để biết thương


Cách đây vài năm, ông Daniel Goleman, một nhà tâm lý học, có kể lại một thử nghiệm do trường đại học Princeton Theological Seminary tại New Jersey thực hiện.  Họ muốn tìm hiểu tại sao trong cuộc sống, chúng ta có nhiều cơ hội để giúp người khác, nhưng có lúc ta làm và có khi lại không?

Monday, August 27, 2012

o Nguyễn Duy Nhiên mp3




Bài đọc - Mắt ngắm trăng được nghỉ
Người đọc - Trang Nhà Liên Phật Hội

Mắt ngắm trăng được nghỉ

Bài đọc - Tôi không tìm an lạc nữa
Người đọc - Tác giả

Tôi không tìm an lạc nữa

Bài đọc - Mắt mở vẫn say nồng
Người đọc - Tác giả

Mắt mở vẫn say nồng

Bài đọc - Ấm một bình minh
Người đọc - Tác giả
Ấm một bình minh

Bài đọc - Nuôi dưỡng một bình yên
Người đọc - Tác giả
Nuôi dưỡng một bình yên

Bài đọc Hoa Thơm Rụng Ngát Vườn
Người đọc - Tác giả
Hoa thơm rụng ngát vườn

o

Bài đọc - Không dừng lại và cũng không vội vã.  
Người đọc - Diệu Hòa

Bài đọc -
Ngã giữa ngàn hoa thu
Người đọc - Diệu Hòa
Nga giua nganhoa thu - Dieu Hoa doc.mp3


Bài đọc -
Một Hạnh Phúc Không Đổi thay
Người đọc - Vũ Đàm


01 Một hạnh phúc không đổi thay 

02 Một hạnh phúc không đổi thay
03 Một hạnh phúc không đổi thay

Bài đọc
Đừng nên Giữ lại
Người đọc - Trọng Nghĩa, Mộng Lan
Đừng nên giữ lại

Bài đọc
Sống Thật Với Mình
Người đọc - Vũ Đàm
Bài đọc - Sống thật với mình

Bài đọc
Buông Bỏ, Như Cánh Chim Trong Gió Lớn
Người đọc - Trọng Nghĩa, Mộng Lan
Bài đọc - Như cánh chim trong cơn gió lớn

Bài Đọc
Chiếc Bình Bát Của Ta
Người đọc - Vũ Đàm
Bài đọc -Chiếc Bình Bát Của Ta

Bài Hát
Ngưng Lặng Soi Lại Mình
Ngung Lang Soi Lai Minh.mp3
Trình bày - Quế Hương
Bài hát "Ngưng Lặng Soi Lại Mình" của Quế Hương, cảm hứng từ bài viết đừng lỗi hẹn với thực tại


free hit counter

Thursday, August 16, 2012

o Sách Nguyễn Duy Nhiên

Hơi Thở của Phật
Tác Giả:  Nguyễn Duy Nhiên
Quyển sách này gồm những bài viết chia sẻ những kinh nghiệm thực tập theo lời Phật dạy về một lối sống an lạc và hạnh phúc trong cuộc sống hằng ngày.  Giáo Pháp của Phật vừa là chân lý mà cũng vừa là con đường dẫn ta đi đến nơi đó.  Ngàn năm qua con đường xưa vẫn còn đây, đức Phật vẫn còn có mặt với chúng ta qua giáo Pháp và lời dạy của Ngài.  Bước đi theo con đường an lạc và tỉnh thức ấy, ta có thể sẽ cảm nhận được rằng “hơi thở của đức Phật bao giờ cũng vẫn có mặt trong mỗi hơi thở của ta…
     Quyển sách này có 3 phần:  Phần I - Đừng Nên Giữ Lại, chia sẻ những kinh nghiệm thực tập theo lời Phật dạy áp dụng vào cuộc sống hằng ngày; Phần II - Đức Phật Dạy Những Gì?, gồm những chia sẻ của các nhà học Phật, các vị giáo thọ về những hiểu biết, khám phá của mình về lời Phật dạy;  Phần III - Tình Thương Trong Bao Giấy, vài mẩu chuyện ngắn đời thường, như những hạt sương Pháp, nhắc nhở chúng ta biết tiếp xúc với những hạnh phúc nhỏ trong cuộc sống.





Còn nương tựa thì còn dao động
Tác Giả:  Nguyễn Duy Nhiên
"Có một vị thiền sư nói rằng, trong đạo Phật sự tu tập không phải là một sự rèn luyện để ta được trở thành một cái gì đó, cho dù đó là tốt đẹp hơn, mà tu tập là một sự buông bỏ để ta không trở thành một cái gì hết. Vì hể còn trở thành một cái gì là nó vẫn còn cần có sự nương tựa, mà ‎"Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có dao động thì có khinh an. Có khinh an thì không có thiên về. Không có thiên về thì không có đến và đi; không có đến và đi thì không có diệt và sanh; không có diệt và sanh thì không có đời này, không có đời sau, không có đời ở giữa. Ðây là sự đoạn tận khổ đau." (Kinh Phật Tự Thuyết - Udàna).





Đức Phật Bên Trong
Biên Dịch:  Nguyễn Duy Nhiên
Đức Phật Bên Trong là một tập sách nhỏ góp nhặt những bài viết đăng trên các báo Phật học Tây phương.  Đây là những bài viết của các vị giáo thọ tu sĩ và cư sĩ, cũng như những vị thiền sinh đã hành thiền nhiều năm, chia sẻ những kinh nghiệm tu học, thiền tập của mình.  Những bài viết tuy đơn giản, nhưng rất sâu sắc và thực tiễn, có thể giúp chúng ta áp dụng vào con đường tu học thiền tập của chính mình.
     Mỗi bài viết như một người bạn thân, đóng góp với ta những phương cách thực tập, cũng như chia sẻ các kinh nghiệm chuyển hóa những khó khăn rất cụ thể trên con đường tu học.  Xin được giới thiệu đến quý bạn, hy vọng những chia sẻ này có thể giúp ta được phần nào trên con đường tìm và tiếp xúc lại với đức Phật bên trong.
    Qua nhiều năm tự mình thực hành con đường tu tập, dịch giả Nguyễn Duy Nhiên đã có rất nhiều đóng góp trong việc chuyển dịch các tác phẩm nổi tiếng của những bậc thầy ngoài nước sang Việt ngữ và được rất nhiều người biết đến. Anh cũng đã dày công sưu tập các bài viết hay và đưa vào tuyển tập này, cung cấp cho người đọc một cái nhìn khá toàn diện về sự tu tập trong cuộc sống thường ngày.
    Sách không đề cập nhiều đến các vấn đề sâu xa, trừu tượng, mà hầu hết là những bài viết đề cập đến các phương pháp thực hành đơn giản, hiệu quả, giúp chúng ta có thể có được niềm vui ngay trong cuộc sống bộn bề này.
    Có lẽ đó chính là điểm thành công nhất của Nguyễn Duy Nhiên khi anh tuyển dịch tập sách này.




Một Hạnh Phúc Không Đổi Thay
Tác Giả:  Nguyễn Duy Nhiên

Trong quyển sách này tác giả chia sẻ về những kinh nghiệm thực tập thiền quán trong đời sống hằng ngày, đóng góp những cái nhìn, suy tư về một lối sống chánh niệm. Đây là tuyển tập của những bài viết ngắn chia sẻ về những lối sống hạnh phúc, thực tập chánh niệm giữa một đời sống bận rộn trong gia đình ngoài xả hội.
Một cái nhìn sâu sắc sẽ đưa ta đến một tình thương rộng lớn, và đó cũng là một hạnh phúc mà sẽ không bao giờ đổi thay.




Thiền Quán Thực Hành 

Tác Giả: Nguyễn Duy Nhiên.

Trong những năm gần đây, có một điều rất thú vị đã diễn ra trong sự giao lưu văn hóa Đông-Tây.  
Phương pháp thiền tập được xuất phát từ phương Đông nhiều ngàn năm trước đây, sau khi được truyền sang phương Tây đã trở thành một phương pháp thực tập được nhiều người yêu thích, và thiền tập đã thực sự mang lại những lợi ích lớn lao cho cuộc sống hằng ngày của họ.  Chính điều này đã tạo điều kiện sản sinh ra hàng loạt các trung tâm thiền tập tại các nước phương Tây, với nhiều bậc thầy danh tiếng đã từng sang phương Đông tham học tại các nước như Ấn Độ, Miến Điện, Tích Lan...
Sự kết hợp chiều sâu tư tưởng phương Đông với khả năng phân tích, phán đoán khoa học của phương Tây đã mang lại cho thiền tập một sắc thái mới, được thể hiện qua sự hướng dẫn thiền tập rất dễ hiểu, dễ thực hành của các vị giáo thọ người phương Tây.
Trong tập sách này, Don't Just Do Something, Sit There” của bà Sylvia Boorstein, một nữ giáo thọ danh tiếng tại Hoa Kỳ, sẽ trình bày với bạn đọc những hướng dẫn chi tiết cho một khóa thiền tập cụ thể.  Hy vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị cho những ai muốn tìm đến với thiền như một phương pháp thực tiễn để đạt được niềm vui trong cuộc sống.



Chánh Niệm, Thực Tập Thiền Quán  

Người Dịch: Nguyễn Duy Nhiên.

Đây là một dịch phẩm từ quyển "Mindfulness in Plain English" của thiền sư Gunaratana. Ðây là lời giới thiệu của ông về quyển sách này, "Mục đích của quyển sách này là trình bày phương pháp thực hành thiền quán vipassana.  Tôi lặp lại, phương pháp thực hành. Ðây là một kim chỉ nam thiền tập, là những lời hướng dẫn chi tiết, từng bước từng bước một cho phương pháp thiền quán (insight meditation).  
Tôi thấy chúng ta đã có khá nhiều những quyển sách bàn về các khía cạnh triết lý và lý thuyết của thiền tập Phật giáo.  Có nhiều quyển rất hay. Nhưng đây là một quyển sách viết về thực hành. Tôi viết quyển sách này cho những người muốn thực tập thiền quán, và nhất là cho những ai muốn bắt đầu ngay bây giờ.  
Ý định của tôi là muốn trao cho bạn những dữ kiện căn bản cần thiết, để giúp bạn có thể bắt đầu cho suôn sẻ.  Ðây là những quy luật nền tảng và căn bản mà tôi muốn chia xẻ với bạn.  Hiểu rõ được những gì tôi trình bày trong quyển sách này, sẽ giúp bạn tiến được những bước thật xa trên con đường thiền tập."
Xin được giới thiệu đến các bạn một quyển sách chỉ dẫn phương pháp thực tập chánh niệm và thiền quán vipassana rất cụ thể và dễ hiểu.





Hạnh Phúc và Con Ðường Tu Học 

Tác Giả: Nguyễn Duy Nhiên.

Trong quyển Hạnh Phúc và Con Ðường Tu Học, anh Nguyễn Duy Nhiên chia sẻ những kinh nghiệm, những đóng góp, và cảm nghĩ của mình về con đường tu học.  Trong quyển sách này, anh ghi chép lại những hạnh phúc mà chúng ta tiếp xúc được trên con đường tu học, cũng như những khó khăn mà chúng ta có thể gặp phải.  Những vấn đề anh chia sẻ rất thực tiễn, từ những việc rất cụ thể như là sự nghiệp, công việc làm ăn, lòng ham muốn...  cho đến những thực tập về chánh niệm, sống trong hiện tại, an lạc và giải thoát.  Những chia sẻ và cảm nghĩ của anh được gói ghém qua hình thức của một lá thư gởi cho một tu sĩ thân quen.
Ðây là một quyển sách nhỏ, dễ đọc và rất thú vị.  Anh viết "Con đường tu học là một con đường hạnh phúc...", chúng tôi xin được giới thiệu đến các bạn quyển sách mới này của anh Nguyễn Duy Nhiên viết về một con đường hạnh phúc.
.




Tứ Vô Lượng Tâm 
Phương Pháp Chuyển Hoá Sợ Hải và Khổ đau

Người Dịch: Nguyễn Duy Nhiên.

Qua quyển Tứ Vô Lượng Tâm, tác giả đã mang phương pháp thiền tập cổ truyền Từ Bi Quán đem áp dụng vào trong thời đại của chúng ta ngày nay.  Từ Bi Quán là một phương pháp tu tập rất mầu nhiệm, giúp ta có thể tiếp xúc được với con tim đầy thương yêu và tỏa sáng trong mỗi chúng ta.  Quyển sách này chứa đựng nhiều mẩu chuyện thú vị, đầy tuệ giác, cũng như những bài tập thiền quán rất cụ thể. 
Ðây là một quyển sách rất có giá trị cho sự thực tập,  xin được giới thiệu đến các đọc giả.  Dịch từ quyển "Loving-Kindness Meditation: Learning to Love Through Insight Meditation " của bà Sharon Salzberg.



Lời Kinh Xưa Buổi Sáng Này 

Tác Giả: Nguyễn Duy Nhiên.
Lời Kinh Xưa Buổi Sáng Này là một tuyển tập gom lại những bài viết, chia xẻ những kinh nghiệm, những thực tập, cố gắng đem lời Phật dạy áp dụng vào đời sống hằng ngày, của tác giả Nguyễn Duy Nhiên.  Ðây là những bài viết chia sẻ về những vấn đề cụ thể, những khó khăn, những hạnh phúc trên con đường tu tập. 

Sau đây là một đoạn ngắn trong lời mở đầu của tác giả: "Buổi sáng nay nắng ấm trên con đường nhỏ thiền hành. Thầy dạy chúng tôi rằng hạnh phúc nằm ở mỗi bước chân đi, chứ không phải là một nơi nào mình sẽ đến.  Lời kinh xưa, sáng nay Sư Ông và Thầy đọc cho nghe, thấy trong như mây trên cao, ấm như nắng ngoài vườn, và cũng là những gì tôi có thể nắm bắt được, trong khi hai chân vẫn đứng vững vàng trên mặt đất." 

Mỗi bước chân đi của ta là một hạnh phúc nhỏ.



Trái Tim Thiền Tập 
Từ Chánh Niệm đến Từ Bi và Tuệ Giác
Người Dịch: Nguyễn Duy Nhiên.

Trong Trái Tim Thiền Tập, bà Sharon Salzberg trình bày những mẫu truyện nhỏ về cuộc đời tu tập thiền quán của bà trong hơn hai mươi năm qua.  Những câu truyện lý thú, mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, có thể làm ngọn hải đăng, niềm tin cho những ai đang bước đi trên con đường tu tập.  Bà Sharon khai mở cho ta thấy rằng, hạnh phúc nằm ở nơi khả năng thương yêu và hiểu biết của mình.  Và khả năng ấy có thể phát triển bằng sự thực tập chánh niệm.  Tâm từ bi và tuệ giác có sẵn trong mỗi người chúng ta, nó bao la và rộng lớn hơn mình nghĩ.  Qua sự tu tập thiền quán ta sẽ nhận thấy được sự sống của mình hoàn toàn có liên hệ với mọi sự sống khác chung quanh ta.  Sự sống ấy không có giới hạn.  Nó giúp ta có thể đối diện với bất cứ một tình cảnh nào trong cuộc đời mà không hề sợ hãi.  Trong quyển sách này, bà Sharon Salzberg chỉ cho ta thấy trái tim của thiền tập là chánh niệm, và nó sẽ dẫn ta đến bến bờ của từ bi và tuệ giác. 

Dịch từ quyển "A Heart as Wide as the World" của bà Sharon Salzberg, một sáng lập viên của Trung tâm thiền tập Insight Meditation Society tại Barre, tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ.
  




Thiền Quán, Con đường hạnh phúc
Người Dịch: Nguyễn Duy Nhiên.

Thiền Quán, Con Ðường Hạnh Phúc (It's Easier Than You Think) là một quyển sách vui tươi và rất dễ đọc.  Tác giả trình bày giáo lý của đức Phật và phương pháp tu tập, bằng các mẩu chuyện về những kinh nghiệm trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.  

Bà Sylvia Boorstein là một nhà tâm lý trị liệu (psychotherapist) và cũng là một giáo thọ nổi tiếng trong cộng đồng tu học của người Tây Phương. Trong quyển sách này, tác giả trình bày tuệ giác của Tứ Diệu Ðế, Bát Chánh Ðạo, Ngủ Trần Cái... một cách rất cụ thể và dễ hiểu.  Tác giả hướng dẫn ta bước từng bước một đi theo con đường của Phật, con đường của Thiền Quán, Chánh Niệm.  Con đường hạnh phúc ấy, nó dễ dàng hơn là bạn nghĩ. Giữa những bận rộn, chật vật hằng ngày, chúng ta thường dễ đánh mất mình trong những nỗi lo lắng, buồn phiền.  Chúng ta quên rằng ta có khả năng sống hạnh phúc giữa sóng gió của cuộc đời. 

Quyển sách này có thể được xem như một người bạn thân trong cuộc đời, hãy mở ra và đọc, bạn sẽ thấy con đường hạnh phúc, thảnh thơi bao giờ cũng vẫn nằm trước mặt bạn.  Con đường hạnh phúc ấy có mặt khắp mọi nơi trong cuộc sống, ngay cả bây giờ và ở đây
 



 
Nơi Ấy Cũng Là Bây Giờ và Ở Ðây

Thiền Tập Áp Dụng Vào Ðời Sống Hằng Ngày

Người Dịch: Nguyễn Duy Nhiên.

Dịch từ quyển Wherever you go, There you are của Jon Kabat-Zinn.  Ông là sáng lập viên cũng như giám đốc của Stress Reduction Clinic tại University of Massachusetts Medical Center, và cũng là giáo sư diễn giảng y khoa trong ngành Preventive and Behavioral Medicine.  
Lãnh vực chuyên môn của ông là nghiên cứu về sự ảnh hưởng của thân và tâm trong việc chữa bệnh, cũng như sự áp dụng của thiền tập và chánh niệm vào đời sống hằng ngày.  Trong quyển sách này, tác giả giúp mở những cánh cửa đơn sơ để ta bước vào và tiếp xúc với bản chất của thiền tập chánh niệm, cũng như những áp dụng cụ thể của nó trong cuộc sống hằng ngày.  Và cùng một lúc, quyển sách này cũng cung cấp cho những ai đã và đang thực tập thiền quán, muốn mở rộng đào sâu và củng cố ước vọng muốn sống một cuộc đời tỉnh thức và minh triết. 
Nơi đây, trong những chương ngắn, tác giả đặt trọng tâm vào tinh thần của chánh niệm, trong cả hai lãnh vực: sự tu tập nghiêm túc theo quy củ và sự cố gắng đem phương pháp thực tập áp dụng vào mọi phương diện của cuộc sống.




Thiền Tâm, Sơ Tâm
Phương pháp thiền Tào Ðộng dưới sự hướng dẫn của thiền sư Suzuki
Người Dịch: Nguyễn Duy Nhiên.

Thiền sư Shunryu Suzuki (1905-1971) là một hậu duệ trực tiếp của thiền sư Đạo Nguyên, người đã mang thiền Tào Động (Soto) từ Trung Hoa vào Nhật Bản.  Đối với những đệ tử của thiền sư Suzuki thì quyển sách này là tâm căn bản của ông.  Bản tâm ấy cũng chính là Thiền tâm, cũng là tâm của vị sư phụ ông, tâm của ngài Đạo Nguyên, của những vị tổ muôn đời trước truyền xuống, không gián đoạn từ đời đức Phật cho đến hôm nay.  Và đối với người bình thường thì quyển sách này cũng có thể xem như là một thí dụ về những lời chỉ dạy, lời hướng dẫn của một vị thiền sư cho học trò mình.
Thiền sư Suzuki thuộc trường phái Thiền Tào Động nên phương pháp tu học của ông rất chú trọng đến việc ngồi thiền.  Đối với ông ngồi thiền và giác ngộ chỉ là một.  Trong quyển sách này, thiền sư Suzuki sẽ dạy cho chúng ta thế nào là phương pháp tu tập, và là một thiền sinh chúng ta cần phải có một thái độ nào, một sự hiểu biết nào.  Đây là một quyển sách của những người muốn thực hành.  Có những đoạn hơi tối nghĩa, nhưng bạn nên tự hỏi vì sao ông lại nói điều ấy.  Bạn hãy cẩn trọng và nhớ lời nhắn nhủ của ông, “Cho dù bạn đã đọc nhiều về thiền, bạn hãy đọc mỗi câu trong quyển sách này với một tâm tĩnh lặng.  Đừng bao giờ nghĩ rằng ‘Tôi đã biết thiền là gì rồi.’  Vì đây cũng là một bí quyết cho mọi nghệ thuật: luôn luôn làm một người mới bắt đầu."  Thiền sư Đạo Nguyên gọi đó là Sơ Tâm.




Ba mươi ngày Thiền Quán 
Kim chỉ nam thiền Vipassana (Minh Sát Tuệ)

Người Dịch: Nguyễn Duy Nhiên.

Quyển sách nầy ghi lại những bài giảng, lời chỉ dẫn về thiền Vipassana của ông Joseph Goldstein trong suốt khoá tu 30 ngày do ông hướng dẫn. Trong đó có cả phần trả lời những thắc mắc, khó khăn cho các thiền sinh sau mỗi ngày thực tập thiền quán. Ông Joseph Goldstein đã từng xuất gia và sống nhiều năm tại Thái Lan và Ấn Ðộ để học thiền Vipassana với những thiền sư nổi tiếng như các ngài Munindra, Goenka, Sayadaw...

Những lời hướng dẫn của ông Goldstein rất thực tế và hữu ích, không những trong khi ngồi thiền mà còn trong lúc tiếp xúc với cuộc sống. Ðây là quyển sách về thiền quán rất có giá trị, có thể làm bạn đồng hành hướng dẫn, nhắc nhở ta trên con đường tu học.




Kinh nghiệm Thiền Quán
Phương pháp Thiền tập Vipassana
Người Dịch: Nguyễn Duy Nhiên.

Dịch từ quyển Insight Meditation của Joseph Goldstein. Ðây là quyển tiếp nối cho quyển "Ba Mươi Ngày Thiền Quán".  Ông Joseph Goldstein trình bày những kinh nghiệm của mình trong hơn hai mươi năm đi dạy thiền. Ông thu thập những thắc mắc các thiền sinh thường nêu lên trong những khoá tu, từ những vấn đề đơn giản như cái đau nơi chân cho đến những vấn đề phức tạp như vô ngã, giải thoát...

Joseph Goldstein là một vị thầy rất đặc biệt.  Ông có một lối dạy giản dị và trực tiếp, đi thẳng vào vấn đề.  Lời ông dạy rất dễ hiểu và rõ ràng vì nó được xuất phát từ kinh nghiệm thực hành của chính ông.  Nơi đây ta có thể cảm nhận được rằng những lời ông dạy đều được bắt nguồn từ sự chứng nghiệm của ông, qua công phu thực tập thiền quán Vipassana nhiều năm.
Sách gồm những bài giảng nhỏ, bạn có thể đọc theo thứ tự hoặc những chương nào có liên quan đến bạn.




 Thiền Phật Giáo và Tâm Thức Học 
Người Dịch: Nguyễn Duy Nhiên.

Jack Kornfield là một trong những sáng lập viên của Insight Meditation Society tại Barre, Massachusetts. Ông là vị thầy giáo thọ sáng lập trung tâm Spirit Rock tại Woodacre, California, và hiện giờ ông đang sống và giảng dạy ở nơi đây. Ông Kornfield cũng đã viết nhiều quyển sách về thiền tập như là: Seeking the Heart of Wisdom, A Still Forest Pool, Stories of the Spirit, Stories of the Heart, trong đó có quyển national bestseller: A Path with Heart After the Ecstasy the Laundry

Dưới đây là bài nghiên cứu và nói chuyện của ông về đề tài Thin Phật Giáo và Tâm Thức Học (Buddhist Meditation and Consciousness Research) mà ông đã trình bày tại Institute of Noetic Sciences, tại Sausalito, CA. Tác giả đã giới thiệu những kinh nghiệm thực tập thiền quán vipassana qua cái nhìn của khoa tâm lý học Tây phương.




Đừng Làm Gì Hết, Hãy Ngồi Yên 
Cẩm Nang Thiền Tập Cuối Tuần
Người Dịch: Nguyễn Duy Nhiên.

Dịch từ quyển Don't Just Do Something, Sit There của Sylvia Boorstein.  Ðây là quyển sách dành cho những bạn nào muốn thực tập thiền quán trong những ngày cuối tuần.
    Sách gồm những bài giảng nhỏ, với những lời hướng dẫn rất cụ thể và chi tiết về những phương pháp thực tập cho một khóa tu ngắn ba ngày, bạn có thể đọc theo thứ tự hoặc những chương nào cần thiết cho mình.








free hit counter

Wednesday, August 15, 2012

o Happiness

Chúc các anh chị một ngày an vui.   Hạnh phúc, nhưng không cần phải có "Tôi" và cũng không cần luôn cả "Muốn"