Sunday, December 25, 2022

Bài học về tiếp nhận

 Bài học về tiếp nhận


Ông David Steindl-Rast là một tu sĩ Công Giáo thuộc Dòng Benedictine. Ông là một học giả lớn, và thường tham gia vào những đối thoại kết nối tôn giáo, cũng như sự tương tác giữa tôn giáo và khoa học.

Wednesday, December 21, 2022

Để cho tự nhiên chuyển hóa cái tự nhiên

 để cho tự nhiên chuyển hóa cái tự nhiên


Khi tìm hiểu một vấn đề khó khăn, một phiền não nào đó, các nhà phân tâm học thường có khuynh hướng đi tìm một lý do trong quá khứ, xem tại sao bây giờ người ấy lại có những cảm xúc như vậy. Nhưng trong đạo Phật thì quá khứ đã qua rồi, chỉ có những gì đang có mặt trong giây phút hiện tại này mới quan trọng.

    Ta đang cảm thấy như thế nào, trong thân tâm của mình, trong giờ phút này? Đó đang là những gì? Hãy cảm nhận trọn vẹn mà không cần phân tách hay phê phán gì hết. Chúng là những biểu hiện, những phản ứng của ta với một sự sống đang thực sự có mặt. Hãy để cho tất cả được soi chiếu dưới ánh sáng của chánh niệm và tỉnh giác.

Wednesday, December 14, 2022

chúng đã nở hoa

 chúng đã nở hoa



Trên con đường tu học ngày nay, tôi thấy chúng ta nghĩ rằng mình cần phải nỗ lực thật nhiều. Chúng ta bận rộn tập luyện, đi tìm những phương cách mới, học hỏi, thu thập thêm những sự chứng đắc, những điều mới lạ.

Wednesday, December 7, 2022

Chúng ta là những chiếc thuyền không

 chúng ta là những chiếc thuyền không


Trang Tử có nói về một chiếc thuyền không. Một buổi sáng sương mù, có một người ngồi chèo thuyền trên sông, và có một chiếc thuyền khác không biết từ đâu trôi đến và đụng vào mạn thuyền của ông. Cho dù ông có là người nóng tính đến đâu, ông cũng sẽ không giận. Nhưng nếu ông thấy bên kia thuyền có người, ông sẽ hét lên, bảo người kia bẻ lái. Nếu không nghe, ông lại tiếp tục la hét, chưởi mắng, nóng giận. Tất cả chỉ khác nhau ở chỗ thuyền bên kia có người. Nếu như chiếc thuyền là một chiếc thuyền không, thì chắc chắn sẽ không có sự nóng giận, la mắng làm gì.

Friday, November 25, 2022

một nửa cho mây, một nửa ta

 một nửa cho mây, một nửa ta


Tôi nhớ mấy mươi năm về trước, có lần lên tu tập ở một thiền viện trên núi cao. Lúc ấy vào giữa mùa thu, cây lá đổi màu. Những buổi sáng, sương mù quyện phủ trùm rừng núi, ôm ấp con suối nhỏ chảy róc rách. Mùa thu, không gian chứa đựng thời gian, đẹp.

Monday, November 21, 2022

Quê Nội

Quê Nội

Mỗi lần nghe bài hát, “Quê hương tôi có con sông đào xinh xắn, nước tuôn trên đồng ruộng vắng…” là tôi lại nhớ hình ảnh quê Nội của tôi. Quê Nội tôi nằm ở Ba Xuyên hay còn gọi là Sóc Trăng, một tỉnh lỵ thuộc miền Tây của Sài Gòn.

Tuesday, October 11, 2022

Sách Nói Minh Tánh Nguyễn Duy Nhiên

Sách Nói AudioBook Minh Tánh Nguyễn Duy Nhiên trên Komo Audio App

- Ngắm nhìn tĩnh tại

- Trên núi chớ tìm non

- Đừng lỗi hẹn với thực tại

Các bạn có thể nghe 3 quyển sách này trên app Komo Audio của Phương Nam. Bạn có thể tải và cài đặt thiết bị di động này từ App Store hoặc Google Play.


Sách Nói: Ngm Nhìn Tĩnh Ti

Ngắm Nhìn Tĩnh Tại là những bài viết chia sẻ về kinh nghiệm thiền tập, được chia thành 04 phần: Buông xả - Có mặt – Tĩnh giác – Hiểu thương, mỗi phần như một bước chân nhỏ trên con đường trở về nhà. Mỗi bài như một giọt sương buổi sáng, một chiếc lá, một tia nắng, một hạt bụi, một áng mây chiều… đều là những hình ảnh, kinh nghiệm khác nhau của cùng chung một thực tại. Tất cả cũng chỉ để nhắc nhở ta rằng, thật ra mình chẳng cần phải đi tìm ở một nơi nào xa xôi khác, mà cũng không cần phải trở về, vì quê nhà xưa nay cũng vẫn là ở đây.


Sách Nói: Trên Núi Ch Tìm Non

Trên Núi Chớ Tìm Non tập hợp những bài viết ngắn, chia sẻ về những trải nghiệm thiền tập. Chúng là những kinh nghiệm, những đoạn văn, mẩu chuyện, cảm nghĩ có liên quan đến thiền tập, giới thiệu cho chúng ta một lối sống hạnh phúc, tự do. Tất cả đều là những bài pháp nhắc nhở và giúp cho ta thấy rõ lại được chính mình, trở về tĩnh lặng để tâm bình yên. Cuộc đời tự nó có rất nhiều điều hay đẹp, nhưng nhiều khi ta cũng cần được nhắc nhở lại điều ấy. Nhìn hoàng hôn xuống trên một bãi biển, lên cao xem mùa thu của núi rừng, uống một tách trà, đọc một quyển sách, đi dạo, nghe một bài nhạc... tất cả đều tiềm chứa một thực tại chân thật. Mỗi hành động, mỗi việc làm của ta trong giờ phút hiện tại, đều có thể mang lại cho ta một sự an vui tự nhiên. Và nếu như bạn hỏi những người thân của mình xem họ thật sự cần gì nhất nơi bạn, chắc chắn phần lớn câu trả lời sẽ là họ cần "sự có mặt" hay là "thời giờ" của bạn. Sự có mặt của ta có một giá trị không thể nào đo lường được, vì đó là hạnh phúc, an vui, là sự mật thiết.

 

Sách Nói: Đừng Li Hn Vi Thc Ti

Đừng Lỗi Hẹn Với Thực Tại là một tuyển tập những mẫu chuyện, cảm nghĩ, chia sẻ… liên quan đến thiền tập, giúp cho ta nhìn nhận cuộc sống sâu sắc hơn, thấy rõ được chính mình và biết cách tiếp xúc, trở về với thực tại. "Sự có mặt của ta không phải để giúp làm thay đổi một điều gì. Nhưng ta có thể giúp nhau cảm thấy an ổn hơn để trở về có mặt với thực tại, bằng sự có mặt không phê phán của mình, sự cảm thông của ta có thể tạo được một không gian an toàn và tin cậy, giúp nhau buông bỏ khổ đau bằng một thái độ chấp nhận những gì đang xảy ra, mà không sợ hãi." (Trích Nếu như có một ngày)


free hit counter

Sunday, October 9, 2022

bình thường nhưng không tầm thường.

 bình thường nhưng không tầm thường.


Người ta nói vào mùa thu những chiếc lá mới bắt đầu hiện rõ màu sắc thật sự của chúng. Những màu sắc rực rỡ cam, vàng, đỏ, tím... mới chính là màu thật của lá. Màu xanh mà ta thấy vào mùa xuân, mùa hè, là do diệp lục tố (chlorophyll) tạo nên nhờ sự quang hợp (photosynthesis) với ánh sáng mặt trời. Vì cường độ của màu xanh ấy quá mạnh nên nó che lấp đi màu thật của lá.

Sunday, October 2, 2022

ba mũi tên

 mũi tên thứ ba


Đức Phật có một bài kinh ví dụ về hai mũi tên.

    Cuộc sống sẽ có những khó khăn, không ai có thể tránh khỏi được những đau đớn, mất mát, những cảm thọ khó chịu, xảy đến cho mình. Đức Phật ví dụ những khổ đau này như là một mũi tên đâm vào thân ta. Nhưng đó chỉ là một cái đau nơi thân (pain).

Monday, September 19, 2022

Không thể nào thực hành sai

 Không thể nào thực hành sai


Thiền sư Đạo Nguyên nói rằng, Ngồi Thiền (zazen) không phải là một kỹ thuật, mà là một cánh cửa Pháp (pháp môn) bước vào một sự an nghỉ và thoải mái. Vậy mà chúng ta vẫn thường lạc ra khỏi lời khuyên ấy, nhất là những khi ta ngồi thiền một mình.

    Một phương pháp, kỷ thuật, thì ta có thể thực hành đúng hay sai, tốt hoặc xấu. Nhưng sự thực tập chân chánh, thì được đặt trên một nền tảng vượt ra ngoài những sự phân biệt, đối lập này. Vì vậy sự thực tập của ta phải được thể hiện làm sao cho khỏi bị kẹt vào những nhị nguyên ấy, của đúng và sai, thành công và thất bại.

    Tôi thấy một cách rất hay để duy trì được thái độ này, là xem việc ngồi thiền như soi gương vậy.

    Khi bạn ngồi xuống trên toạ cụ, trạng thái thân và tâm của bạn như thế nào, chúng sẽ tự nhiên hiển lộ ra cho bạn thấy. Cũng như khuôn mặt của bạn vậy, tự nhiên và tức thì, hiện ra trong gương. Tấm gương làm hết công việc ấy cho bạn. Bạn không thể nào làm điều ấy đúng hay sai được.

Wednesday, September 7, 2022

Không có Nhị đế.

 Không có Nhị đế.



Gió thổi lay phướn, có hai ông tăng tranh luận.

Một ông tăng nói: “Phướn động.”

Ông kia nói:  “Gió động.”

Cãi qua cãi lại không ra. Lục tổ Huệ Năng nói: “Chẳng phải gió động, chẳng phải phướn động. Tâm các ông động đấy thôi."

(Vô Môn Quan, Tắc 29) 

Những gì hai vị tăng nói là thuộc về tục đế. Lục tổ Huệ Năng nói về chân đế. Nhưng tôi nghĩ, Lục tổ cũng sai ở chỗ này.

Chân đế, sự thật tuyệt đối.

Hãy tưởng tượng bạn đang nhìn một cái cây vào một ngày trời đầy gió. Bạn cảm nhận những làn gió mát trên mặt. Bạn thấy những chiếc lá lay động và lấp lánh khi chúng xoay vặn theo cơn gió. Bạn thấy những cành cây đung đưa lên xuống. Bạn nghe tiếng lá xào xạc và âm thanh cót két của thân cây. Và tâm bạn trong sáng, mở rộng đến mức mình không thấy có sự chuyển động nào, cả trong lẫn ngoài, hay bất cứ nơi đâu. Không có gì chuyển động.

Sunday, September 4, 2022

Bài nói chuyện: Chấp Nhận



 Nghe trên Youtube

Nghe trên Spotify

Bài chia sẻ của Minh Tánh Nguyễn Duy Nhiên trong khoá tu học mùa Thu 2003.

Chấp nhận phải được bắt đầu từ chính nơi mình, cần 2 yếu tố: thấy rõ và biết thương.

Chấp nhận không có nghĩa là một thái độ buông suôi hay không làm gì hết. Mà đó là một thái độ của vô ngã, bước đầu của sự chuyển hóa khổ đau. Với thái độ chấp nhận, ta có một tình thương đối với mình trọn vẹn và không phân biệt. Ta cho phép mình được hạnh phúc với những biến đổi, mất mát trong cuộc sống.


free hit counter
free hit counter

Thursday, September 1, 2022

làm cánh đồng thức dậy.

làm cánh đồng thức dậy.

Trong tạng kinh bằng tiếng Phạn, có một bài kinh tựa là KarmashatakaBách Nghiệp kinh, kể một câu truyện như sau.
    Một lần trong lúc đi khất thực, đức Phật có gặp một đứa bé Bà la môn. Cậu bé thấy có một gia chủ cúng dường, đặt một chiếc bánh ngọt laddu vào trong bình bát của Phật. Cậu ta rất thèm miếng bánh này và nhất định muốn xin lấy của Phật. Cậu hét to lên “Này ông Gautama! Đưa cho tôi miếng bánh đó!”

Thursday, August 25, 2022

Trái dâu thứ ba

Trái dâu thứ ba


Xin chia sẻ với các bạn một ví dụ về ba trái dâu của Lạt ma Dzongsar Khyentse Rinpoche.
Trái dâu thứ ba
Có nhiều người học trò của tôi sau một thời gian tu học, họ lập gia đình, có sự nghiệp, và thường đến gặp tôi để xin phước lành. Tôi chúc cho họ được mọi điều tốt lành, và cũng thường kể cho họ nghe về hình ảnh của ba trái dâu.
    Lúc ban đầu ta có một trái dâu, và lẽ dĩ nhiên trái dâu này tự nó nằm rất vững vàng. Rồi ta có trái dâu thứ hai, ta cố gắng đem đặt nó lên trên trái dâu thứ nhất. Tuy hơi khó khăn một chút, vì ta không sử dụng một vật gì khác để gắn chúng lại với nhau, nhưng việc ấy cũng có thể làm được. 

Wednesday, August 10, 2022

Ngồi giữa trời thu ta nhớ thu

ngồi giữa trời thu ta nhớ thu

Tôi thích thơ haiku. Như hạt sương nhỏ chứa tròn đầy một vầng trăng, mỗi bài thơ tuy rất đơn sơ nhưng chuyên chở được thực tại. Chắc bạn ai cũng biết bài haiku này của nhà thơ Basho,
Ao cũ,
Con ếch nhảy vào.
Tiếng nước xao

Thursday, July 28, 2022

cây mận nở hoa

 cây mận nở hoa



Giữa những xôn xao và bất an, cuộc sống vẫn có những sự bình lặng và an ổn tự nhiên. Đôi khi muốn tiếp xúc với những điều tốt lành ấy, ta cần bước chậm, hay ngồi yên lại, để nhìn ngắm một vẻ đẹp đang sẳn có chung quanh mình.

Trải chiếu trên cánh đồng

Ta ngồi ngắm

Cây mận nở hoa.

  Buson

Thursday, July 21, 2022

ngồi yên xem ai ghé thăm

Ngồi yên, xem ai ghé thăm


Ken McLeod là một tác giả và dịch giả Phật học. Các tác phẩm của ông phần lớn là về đạo Phật thực hành. Ông chia sẻ về một phương pháp thiền tập là “Không làm gì”, "Do nothing", mà ông đã có dịp khám phá trong một khoá tu của mình. Và nó đã mang lại cho ông những kết quả rất kỳ diệu và bất ngờ.

Không làm gì hết.

Nếu như ta không làm gì hết thì nó sẽ như thế nào? Ý tôi là, mình thật sự không làm gì cả, hoàn toàn không! Không nhớ lại những gì đã xảy ra, không tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra, không phản ánh những gì đang xảy ra, cũng không phân tích, giải thích hoặc kiểm soát những gì mình đang trải nghiệm.
Không làm gì hết!

Tuesday, July 19, 2022

Tất cả ngay trong thân này

 

Tất cả ngay trong thân này.

“Thuở xưa, bạch Thế Tôn, con là vị ẩn sĩ tên là Rohitassa, có thần thông, đi được trên hư không. Tốc độ của con là như thế này, nhanh như một người bắn cung kiên cường, có huấn luyện, khéo tay, thuần thục, với một mũi tên nhẹ có thể dễ dàng bắn xuyên qua bóng một cây ta-la. Bước chân của con rất dài, như từ khoảng cách từ biển Ðông qua biển Tây.

Wednesday, July 13, 2022

Sách Mới: Chỉ là nắm lá trong tay


 Lời mở

Giáo pháp của Phật thường được diễn tả có những đặc tính như là một bàn tay rộng mở, rõ ràng và cụ thể, bất cứ ai cũng đều có thể trải nghiệm được, vượt thời gian, ngay bây giờ và ở đây. Trải qua các thời đại và không gian khác nhau, những đặc tính ấy của giáo pháp vẫn không hề bị mất đi.

    Giáo pháp của Phật vẫn đang được các vị thầy ngày nay, tu sĩ và cư sĩ, học và trải nghiệm. Và họ cũng tiếp tục có những đóng góp, chia sẻ cụ thể và linh động, với những tư duy và hoàn cảnh mới của thời đại chúng ta. Như một dòng suối trong mát chảy liên tục, giáo lý ấy vẫn giữ được tính chất giải thoát của giọt nước ban đầu, mang lại cho ta một lối sống tốt lành, tự do và tuệ giác.

    Trong quyển sách này, chúng tôi ghi lại những chia sẻ, bài hướng dẫn thực tập của các vị thầy trong thời đại chúng ta, tuy từ những truyền thống, tuổi tác, tông phái và văn hóa khác nhau, nhưng cũng có cùng một tính chất chung là buông xả.

Giọt sương

rơi từ lá

nó chẳng niệm

chẳng tu

mà tự nhiên buông xả

là định luật

thiên thu

    Sư Giới Đức

Wednesday, June 8, 2022

Không phải tất cả đều là mộng ảo

 Không phải tất cả đều là mộng ảo


Khi chúng ta học hoặc nghe trong kinh điển dạy rằng, hãy xem thế giới này như là một ảo ảnh hoặc một giấc mơ, chúng ta thường rất dễ mắc phải một sai lầm. Chúng ta nghĩ rằng điều này có nghĩa là cuộc sống này không có gì là thực, không có gì là quan trọng, cuộc sống này không có ý nghĩa gì hết. Sự sai lầm này có thể khiến chúng ta cảm thấy chán nản, và đôi khi còn là tuyệt vọng nữa.

Ảo ảnh không phải là ảo giác.

Chúng ta có thể dễ dàng thấy ra sự sai lầm của lối suy nghĩ này, khi đơn giản hiểu được thế nào là bản chất của ảo tưởng và giấc mơ. Ảo tưởng (illusion) không phải là ảo giác (hallucination). Ảo giác (hallucination) là trải nghiệm về một điều gì mà nó không hiện hữu, không có thật ở đó. Còn Ảo tưởng (illusion) là sự nhận thức sai lầm về một việc gì đang thực sự có mặt, thay vào bằng một điều gì đó không thực.

Wednesday, June 1, 2022

Chợt tỉnh

chợt tỉnh

Mỗi sáng, mở ra những tờ báo hay đọc những trang tin trên mạng, chúng ta thường thấy đầy dẫy những tin tức bất an, những hình ảnh thương tâm trong cuộc sống. Chúng xảy ra hằng ngày. Đôi khi, ta dễ cảm thấy như mất niềm tin vào sự tốt lành của con người.
    Nhưng những khổ đau trong cuộc đời này, chúng bắt nguồn từ đâu bạn hả?  Ông Joseph Goldstein có những chia sẻ như sau về vấn đề này.

Thursday, May 12, 2022

không tiếng nước xao

không tiếng nước xao


Có một vị thiền sư, một hôm ông gửi thư mời những thân hữu và các thiền sinh đến xem ông biểu diễn về môn thiền bắn cung (zen archery).
    Hôm ấy là một ngày thật đẹp, ông tổ chức buổi biểu diễn ngoài trời. Tấm bia được đặt ở phía cuối một sân cỏ rộng dài, và phía bên kia là biển. Chuông trống nổi lên, vị thiền sư bước ra sân, ông dừng lại cầu nguyện trước một bàn thờ nhỏ. 
    Ông quay sang cúi chào mọi người, rồi trang trọng mặc vào một chiếc áo lụa màu trắng. Vị thiền sư mở một chiếc hộp đen dài và lấy ra một chiếc cung, bình thản điều chỉnh lại độ căng của dây cung. Sau đó, ông ngồi xuống trong tư thế thiền, để cây cung trên đùi mình, và nhắm mắt lại. Mọi người đều im lặng cùng ngồi thiền với ông.

Thursday, May 5, 2022

Đừng làm gì hết, hãy ngồi yên

Đng làm gì hết, hãy ngồi yên

Nhiều năm trước, tôi có dịch một quyển sách viết về thiền tập của bà Sylvia Boorstein. Quyển sách có một tựa đề rất thú vị là “Don’t just do something, sit there”, đừng chỉ làm một cái gì đó, hãy ngồi yên. Cái tựa đề đó nghe hơi lạ, và nó cũng làm đề tài cho một số người mang ra trêu đùa. Như tranh biếm họa dưới đây.

 

Tuesday, April 26, 2022

Tảng đá có nặng không?

tảng đá có nặng không?

Có lần Ngài Ajahn Chah đi dạo với các đệ tử của mình. Ngài chỉ vào một tảng đá thật to bên đường và hỏi: “Các thầy thấy tảng đá đó có nặng không?” Các đệ tử nhìn tảng đá to lớn ấy và trả lời: “Dạ thưa, nó rất nặng.” Ajahn Chah mỉm cười nói, “Nó đâu có nặng, nếu như ta đừng cố gắng mang vác nó lên!”

Friday, April 22, 2022

Bất hại

Bất hại

Một người bạn của tôi, sau mấy năm sống ở Nepal và Ấn Ðộ, trở về vào năm 1973, đã chia sẻ như sau: "Nếu tôi không thể làm gì hữu ích cho cuộc đời, thì ít ra tôi cũng sẽ cố gắng bớt gây tổn hại chừng nào tốt chừng ấy".
    Tôi đã bị truyền lây bởi ý niệm về bất hại, ahimsa, ngay lúc ấy tại nơi phòng khách của tôi. Và tôi không bao giờ quên được giây phút đó. Mặc dù tôi cũng đã từng được nghe nói về thuyết bất bạo động trước đó rồi. 

Tuesday, April 19, 2022

Khi tôi cần bạn lắng nghe



 

Biết lắng nghe là một phương pháp tu học có năng lượng chuyển hóa nhiệm mầu. Thật ra, khi ta ngồi lắng nghe một người bạn chia sẻ một khó khăn hay muộn phiền nào đó, ta cũng chỉ làm phương tiện để giúp người bạn ấy quay nhìn lại chính họ mà thôi.  Điều mà ta có thể đóng góp cho người bạn là sự thinh lặng và tấm lòng rộng mở, không phê phán của chính mình.

Thursday, April 14, 2022

Đào lý vẫn đơm hoa

đào lý vẫn đơm hoa

Basho là một vị thiền sư thi sĩ Nhật Bản sống vào thế kỷ thứ 17, và ông cũng được công nhận như một nhà thơ Haiku nổi tiếng nhất của mọi thời đại.
    Có lần, Basho chia sẻ về nghệ thuật làm thơ của mình như sau, “Trong khi viết, ta đừng để mình bị ngăn cách với thực tại, dầu chỉ là một khoảng cách mỏng như một sợi tóc. Ta chỉ có thể hiểu được cây thông từ ngay chính cây thông, ta chỉ có thể học cây trúc từ chính ngay cây trúc… và cái thấy ấy tự nó sẽ sáng tạo nên bài thơ của mình.”

Sunday, April 10, 2022

Bài kinh từ cây cải bắp

Bài kinh từ cây cải bắp


Có lần tôi tu tập tại thành phố Bernares, ở Ấn độ, trong một tu viện nằm giữa một bên là trạm xe buýt và một bên là ga xe lửa.  Ngay giữa một nơi xô bồ và náo nhiệt này, có một miếng vườn rất nhỏ, chưa đến một mét vuông.
    Một hôm tôi ngồi ở ngoài, cạnh bên những mảnh cỏ có vài cây ấy, tôi chợt nhận thấy trong miếng vườn nhỏ có một cây bắp cải đang mọc. Và trong giây phút ấy, bổng dưng tôi có một kinh nghiệm rất kỳ diệu và sâu sắc.  Ngồi đó, chỉ nhìn vào cây bắp cải ấy, tôi chợt ý thức được rất rõ sự đồng nhất của mình với nó!

    Tôi thấy rõ được những năng lượng của đất trời đang tụ hội lại với nhau, theo một hình thể đặc biệt, vào một thời điểm nhất định, với những hình tướng, những màu sắc biến đổi, cùng phối hợp với nhau, chúng được khởi lên, sanh ra, già đi, và rồi hư hao, hoại diệt.