Monday, January 1, 2024

Thấy được mũi gai khó thấy

Thấy được mũi gai khó thấy

Mỗi sáng Sư thức dậy thật sớm, đánh chuông báo thức mọi người vào lúc bốn giờ sáng. Trong không gian tĩnh mịch của vùng núi, tiếng chuông nhỏ nhưng ngân dài, vang thật sâu trên dãy hành lang im lặng. Bên ngoài cửa sổ trời vẫn còn mịt tối...
    Tôi bước ra ngoài phòng, đi về phía thiền đường. Không khí lạnh miền núi thấm qua chiếc chăn quấn trên người. Trời vẫn còn tối đen và thinh lặng. Tôi dừng lại, ngước lên cao, một bầu trời lấp lánh sao. Nhìn xa về phía bên kia sườn núi, thấp thoáng vài đóm đèn vàng leo loét của những căn nhà nghỉ mát nằm rãi rác khuất trong rừng núi. Không gian chung quanh đây vẫn còn ngủ yên, bí mật.
    Tôi nhè nhẹ đẩy cửa bước vào thiền đường. Bên trong đã có một vài người ngồi từ lúc nào. Tôi lặng yên bước đến chỗ ngồi thường ngày của mình.
Mũi gai trong tim ta
Như thường lệ, mỗi sáng vị thiền sư bắt đầu bằng tụng một bài kệ tiếng Pali cho chúng tôi nghe. Bài kệ dạy chúng tôi hãy cầu mong cho mình luôn được an vui, hạnh phúc, và nghĩ tưởng đến mọi người với một tấm lòng rộng mở. Chúng tôi tha thứ cho những ai đã làm mình đau khổ, và cũng xin được thứ tha nếu như mình có gây khổ đau cho ai.
    Chúng tôi bắt đầu một ngày với một tâm trong sáng và bao dung, buông bỏ hết những tranh chấp, hơn thua đối với nhau. Những cố chấp ấy, đã gây nên biết bao những phiền não và khổ đau trong cuộc đời, từ ngàn xưa cho đến nay. 
    Ngày xưa có lần Phật cũng phải thốt lên rằng, Ngài cảm thấy rùng mình sợ hãi trước thái độ và cách con người đối xử với nhau, mà tôi nghĩ có lẽ ngày nay cũng không có khác biệt gì lắm,
Nhìn con người tranh chấp nhau,
Ta sẽ nói về nỗi sợ hãi,
Khiến Ta phải rùng mình.
Thấy loài người vùng vẫy,
Như cá trong nước cạn,
Thấy họ kình chống nhau,
- Ta rơi vào sợ hãi.
(Kinh Chấp Trượng - Attadanda Sutta)
Và Phật cũng chỉ cho ta thấy nguyên nhân của những sự xung đột và tranh chấp lẫn nhau ấy. Đó chính là do lòng tham ái, sân hận, ích kỷ, ganh tỵ, nhỏ nhen. 
    Chúng là một mũi gai đang ghim vào ở ngay tim của mỗi người, mà ít ai thấy ra được. Và vì vậy mà ta cứ tiếp tục chạy khắp nơi, xô đẩy, tranh chấp nhau. Ta nghĩ rằng làm như vậy sẽ giúp ta đở đau nhức hơn, chúng sẽ mang lại cho ta hạnh phúc hơn. 
    Nhưng thật ra, Phật dạy chúng ta đâu cần làm gì khác, chỉ cần dừng lại, ngồi xuống và rút mũi gai ấy ra thôi thì tất cả tự nhiên sẽ được yên,
Thấy con người xung đột nhau,
Ta cảm thấy chán ngắt,
Nhưng Ta thấy có một mũi gai,
Khó thấy, ghim vào tim.
Ai bị mũi gai đâm,
Sẽ chạy khắp mọi nơi,
Ai rút mũi gai ra,
Sẽ dừng lại, ngồi xuống.
(Kinh Tập Sutta Nipata 935–39)
Chỉ chánh niệm thôi vẫn chưa đủ.
Muốn thấy được mũi gai ấy trong tim, ta cần phải có chánh niệm. Nhưng tôi cũng thấy rằng, ngày nay đôi khi chúng ta lại nhấn mạnh quá về chánh niệm. Ta xem nó như một cây đủa thần có thể chuyển hóa hết mọi vấn đề, mọi khổ đau.
    Chánh niệm là một năng lượng chuyển hóa rất mầu nhiệm, nó giúp ta ý thức được sự có mặt của những gì đang xảy ra. Nhưng chánh niệm không phải chỉ để giúp ta thấy được những gì xảy ra, mà còn phải giúp cho ta thấy ra nguyên nhân của khổ đau nữa. 
    Ta ý thức rằng mình hành xử như vậy là vì nguyên nhân gì, bởi do lòng tham lam, hờn giận, ganh tỵ, ích kỷ, nhỏ nhen chăng? Nhưng cái thấy ấy không phải do một sự suy luận, phân tách nào, mà từ một ý thức sáng tỏ và rộng mở. Ta thấy ra được mũi tên đang ghim trong tim mình.
    Thiền sư Tejaniya có viết một quyển sách với tựa đề rất hay, Awareness alone is not enough. Chỉ chánh niệm thôi vẫn chưa đủ! Chánh niệm phải đi với một ý thức sáng tỏ, nó giúp ta thấy được những việc làm gây khổ đau, giúp cho ta thấy rõ được nguyên nhân do mũi gai đang ghim trong tim mình. Và chánh niệm ấy cũng còn giúp ta rút được mũi gai nhọn ấy ra nữa, phải không bạn?
Mặt trời hồng tỉnh thức
Buổi sáng sớm trên núi, trời tháng mười một có nắng thật ấm. Không gian yên tĩnh, trời xanh mới và thật cao. 
    Ở nơi này dường như không ai quan tâm đến thời gian. Tất cả tự nhiên như chuyện đến rồi đi của mặt trời và trăng sao, những chiếc lá vàng rơi và những mầm xanh mới. 
    Trong cái không gian lành lạnh và tươi mới của một buổi sáng đồi núi, tôi đứng yên trên con đường mòn dẫn vòng về phía bên kia đồi. Mặt trời chưa lên nhưng ánh sáng đã đỏ hồng một chân trời.
    Khi những nguyên nhân buồn đau trong ta được nhận diện và phơi bày ra, thì vết thương của mình cũng sẽ bắt đầu được chữa lành. Như một đóa hoa dưới ánh nắng của mặt trời hồng ban mai sẽ mở ra và tươi mới. Và cũng thế, khi những tham lam, sân hận, nhỏ nhen không còn bị che đậy, khi ta thấy rõ được sự sinh khởi của chúng và không bị sai xử nữa, cái thấy trong sáng ấy sẽ có một ảnh hưởng chuyển hóa lớn lao và sâu rộng đến thái độ, và cách hành xử của mình trong cuộc đời. 
    Như trong lời kinh về hạnh phúc, chúng tôi lắng nghe trong buổi sáng mờ sương hôm nay, với một tâm trong sáng và rộng mở, từ bi và trí tuệ tự nhiên sẽ hiển bày.
Minh Tánh Nguyễn Duy Nhiên
free hit counter

3 comments:

Minh Tánh Nguyễn Duy Nhiên said...

Seeing the invisible thorn (1 of 2)
Translated into English
by nguyễn hồ kim ngân

Every morning at 4 a.m., the monk strikes the bell to wake up everyone. In the stillness of the mountains, the small sound resonates through the long silent hall. Outside it is still dark. I step out of the room heading toward the meditation hall. The cold mountainous air seeps through the throw wrapping around my body. It is dark and quiet. I pause and look upward: a sky full of twinkling stars. On the other side of the mountains, a few flickering yellow lights from the vacation houses scatter among the woods. Everything is still asleep.
I gently push the door into the meditation hall. A few people are already there. Quietly, I walk to my usual sitting spot.

The thorn lodged in our heart

As usual, every morning the meditation teacher begins by chanting a gāthā (a short verse) in Pali for us. The verse guides us to wish that we always be happy and at peace, and to think of everyone with an open heart. We forgive those who have hurt us, and ask for forgiveness if we have hurt anyone.

We begin the day with a clear and forgiving mind, letting go of all the conflicts among each other. These attachments have caused so much suffering since the beginning of humanity. Even the Buddha had to exclaim that He was moved in dismay at the attitudes and treatments of people to one another, which I think nowadays, are not much different.

Just see how many people fight!
I’ll tell you about the dreadful fear
That caused me to shake all over.

Seeing creatures flopping around,
Like fishes in shallow water,
So hostile to one another!
—Seeing this, I became afraid.
(Attadanda Sutta)

The Buddha also pointed out the causes for these conflicts. They are greed, anger, selfishness, jealousy, pettiness. They are the thorn lodged in everyone's heart, visible to only a rare few. And thus, we continue to run everywhere disputing with one another. We think that by doing so the pain would be alleviated, and we would be happier. But the reality is, according to the Buddha, we do not need to do anything besides removing the thorn, and the pain will go away.

Seeing people locked in conflict,
I became completely distraught.
But then I discerned here a thorn
—Hard to see—lodged deep in the heart.

It’s only when pierced by this thorn
That one runs in all directions.
So if that thorn is taken out—
One does not run, and settles down.
(Sutta Nipata)

Minh Tánh Nguyễn Duy Nhiên said...

Seeing the invisible thorn (2 of 2)
Translated into English
by nguyễn hồ kim ngân

Mindfulness alone is not enough.

In order to see the thorn in our heart, we need to have mindfulness. But I think these days, in our practices, sometimes we overemphasizes on mindfulness. It is like a magic wand that can transform all problems and sufferings. If something goes wrong, we'd say it's because of the lack of mindfulness.

Mindfulness is a wonderful transformative energy; it helps us to be aware of the present moment. However, not only should mindfulness help us do this, it also should help us to see the cause for our sufferings. We see why we act in certain ways. Is it because of greed, anger, jealousy, selfishness, pettiness? Which defilement in us that causes the absence of mindfulness? However, this seeing should not be from any inference or analysis but from a clear and open awareness. We see the thorn lodged deep in our heart.

If we simply assume that the only reason is because we are unmindful, then such mindfulness is not enough. Tejaniya Sayadaw wrote a book with a wonderful title, Awareness Alone Is Not Enough. Mindfulness must go with a clear understanding. It helps us to see the acts that cause suffering, and it’s caused by the thorn lodged deep in our heart. And such mindfulness should also help us to remove the thorn.

The sun awakens

Early November morning on the mountains feels better with the warm sunlight. The air is still. The sky is clear and blue. Nobody here seems to care about time. Everything happens naturally like the cycles of the sun and the moon, the falling leaves and the young green buds.

In the chilly and fresh mountainous air, I stand still on the path winding to the other side of the hill. The sun has not risen, but the red light has illuminated the horizon.
When the causes for our suffering are recognized and revealed, the wound begins to heal, like a flower opening its petals under the morning sunlight. And likewise, when greed, anger, pettiness are no longer hidden; when we clearly see their rising and not allowing them to control us; this clear seeing will have a profound transformative effect to our attitudes and behaviors. Like the sutta about happiness we listen to on this foggy morning, with a clear and open mind, compassion and wisdom will reveal themselves naturally.

Anonymous said...

Bài viết như một bài Pháp chỉ thẳng vào tâm mình, hãy mở rộng tâm để thấy và thường xuyên tỉnh thức về hành vi và nhận thức của mình để rút bỏ cái gai ấy ra. Cảm ơn bạn rất nhiều