Buông xả không phải là loại bỏ
Trong thiền tập, có những phương pháp dạy rằng hãy chọn một đối tượng đặc biệt
nào đó, tránh những náo động, và giữ cho thân tâm mình được yên. Mục đích là
có một sự an lạc.
Cho phép những phiền não được có mặt và nhận diện
Nhưng cũng có một phương cách khác là hãy cởi mở ra với tất cả những gì đang có mặt. Hãy đem sự bao dung và rộng mở mà tiếp xúc với toàn bộ trải nghiệm của mình. Hãy cởi mở ngay cả với những khía cạnh, những đối tượng mà ta muốn loại bỏ. Phát huy một thái độ buông xả thay vì tìm kiếm một trạng thái an lạc đặc biệt, hay một trải nghiệm siêu việt nào đó.
Với một thái độ tiếp nhận rộng mở, không đánh giá hay trách móc
đó, những kinh nghiệm tiêu cực, đau buồn có thể được bộc lộ ra theo cách riêng
của chúng, trong không gian và thời gian của chúng.
Khi chúng khởi lên, ta có thể tiếp nhận chúng với một sự bao
dung, không phê phán. Và chỉ khi nào ta thấy rõ bản chất của những phiền não
đó, chúng mới có cơ hội để chuyển hóa, để được giải thoát, không còn bị đè nén
hoặc ẩn giấu nữa. Ngày nào chúng không được nhận diện, chấp nhận và công nhận,
chúng vẫn sẽ tồn tại như những tập khí (habitual energy), và sai xử ta một cách vô thức.
Không phải sửa đổi mà thấy rõ
Một hôm, Thiền sư Triệu Châu tuyên bố rằng có một vị sư trẻ nọ đã đạt đến giác ngộ. Nghe tin này ai cũng tò mò, thắc mắc. Một số thầy nghe vậy, tìm đến gặp nhà sư trẻ đó là Hương Nghiêm.
“‘Chúng tôi nghe nói là
Thầy đã giác ngộ rồi. Điều đó có đúng không?’, họ hỏi.
‘Đúng vậy’, Hương Nghiêm đáp.
‘Và Thầy cảm thấy thế nào?’
‘Cũng vẫn là khốn khổ hơn bao giờ hết’, Hương
Nghiêm nói”.
Tu tập không phải là cố gắng thay đổi hoặc phủ nhận những gì chúng ta thấy, cho dù chúng có thể là những điều tiêu cực. Cố gắng loại bỏ theo ý đồ của mình là một thái độ của bản ngã. Bất kỳ hành động nào của tác ý, có chủ ý của một cái ngã, đều là những hành động có điều kiện, bị sai xử bởi những tập quán, thói quen xưa cũ.
— Minh Tánh Nguyễn Duy Nhiên
No comments:
Post a Comment